THỦ TỤC TẠM NGỪNG KINH DOANH CỦA HỘ KINH DOANH

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể được các hộ kinh doanh cá thể quan tâm khi vì một số khó khăn trong tài chính, trục trặc trong cơ cấu tổ chức hay muốn thay đổi định hướng kinh doanh mà không thể tiếp tục hoạt động sẽ thực hiện. Tuy nhiên, quy trình tiến hành tạm ngưng hoạt động hộ cá thể đúng theo quy định của pháp luật thì không phải hộ cá thể nào cũng nắm rõ và biết cách thực hiện. Trong phạm vi bài viết ngày hôm nay, CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL sẽ cung cấp  những thông tin cần thiết về thủ tục tạm ngừng hoạt động hộ kinh doanh cá thể.

I TẠM NGỪNG HOẠT ĐỘNG HỘ KINH DOANH

Tạm ngừng hoạt động hộ kinh doanh là hình thức ngừng tạm thời hộ kinh doanh (để không phải đóng thuế) sau này khi nào tiếp tục muốn hoạt động thì hộ kinh doanh có thể thông báo hoạt động trở lại. 

Trong quá trình hoạt động, hộ kinh doanh có thể tạm ngừng trong một thời gian cho phép. Nếu không thực hiện thủ tục tạm ngừng hộ kinh doanh, chủ hộ kinh doanh sẽ bị xử phạt theo quy định. Quá trình này thường xảy ra khi hộ kinh doanh đang gặp khó khăn về tài chính hoặc sản xuất, hoặc khi muốn tạm ngừng hoạt động để sửa chữa, nâng cấp hoặc tái tổ chức.

Trường hợp hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh thì phải tiến hành thông báo theo quy định tại Điều 91 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:

  • Trường hợp tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên, hộ kinh doanh phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế trực tiếp quản lý và gửi đề nghị miễn giảm thuế theo mẫu 01/MGTH ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC cho Cơ quan thuế trực tiếp quản lý. 
  • Trường hợp tạm ngừng kinh doanh trước thời hạn đã thông báo: phải gửi thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện là nơi hộ kinh doanh đã đăng ký ít nhất 03 ngày làm việc trước khi tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

II THỦ TỤC TẠM NGỪNG HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

1. Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh

Khi yêu cầu tạm ngừng kinh doanh, hộ cá thể phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:

  • Thông báo xin tạm ngừng hoạt động kinh doanh (theo mẫu tại Phụ lục III-4 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT)
  • 1 Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc đăng ký tạm ngừng kinh doanh (đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh)
  • 1 bản sao giấy tờ pháp lý cá nhân của chủ hộ kinh doanh
  • Giấy ủy quyền (Nếu việc thông báo tạm ngừng kinh doanh được thực hiện bởi chủ thể không phải người đại diện hợp pháp của hộ kinh doanh)

2. Thủ tục tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Trước hết, hộ kinh doanh cần xác định trường hợp của mình là tạm ngừng hoạt động trên 30 ngày hay không để chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ cần thiết và đầy đủ để thực hiện thủ tục thông báo với cơ quan có thẩm quyền.

  • Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi đã hoàn thiện đầy đủ hồ sơ, doanh nghiệp thực hiện việc nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh hộ cá thể tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và Chi cục thuế cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký thành lập.

  • Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ; người tiếp nhận kiểm tra hồ sơ và trao giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ:

Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Phòng Tài chính – Kế hoạch cấp Giấy xác nhận về việc hộ kinh doanh đăng ký tạm ngừng kinh doanh cho hộ kinh doanh theo mẫu Phụ lục VI-12 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Phòng Tài chính – Kế hoạch phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người đăng ký thủ tục.

III QUY ĐỊNH VỀ MỨC PHẠT KHI KHÔNG THÔNG BÁO TẠM NGỪNG KINH DOANH 

Điểm c khoản 1 Điều 63 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi không thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh như sau:

Điều 63. Vi phạm về chế độ thông tin báo cáo của hộ kinh doanh

  1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

c) Tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo nhưng không gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký”

Hộ kinh doanh khi tạm ngừng kinh doanh mà không thông báo thì có thể bị xử phạt với mức cao nhất là 05 triệu đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.

Như vậy, thủ tục tạm ngưng hoạt động của hộ kinh doanh tương đối đơn giản. Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, độc giả vui lòng gọi đến tổng đài 0246.29.33.222/0976.718.066. Tại Công Ty Luật TNHH Winlegal có đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích khác.

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066

Chuyên Viên : Thu Luyến

Ngày xuất bản: 23/10/2023

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *