THẾ NÀO LÀ TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH?

  1. Cố ý gây thương tích là gì?

Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào định nghĩa cố ý gây thương tích là gì. Tuy nhiên căn cứ vào Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, có thể hiểu cố ý gây thương tích là hành vi cố ý xâm phạm thân thể, gây tổn hại cho sức khỏe người khác dưới dạng các thương tích cụ thể làm cho người bị tác động bị giảm chức năng bộ phận cơ thể nào đó nhưng không có mục đích tước đoạt mạng sống của họ.

Như vậy, đặc trưng của tội này phân biệt với tội giết người chính là nằm ở mục đích của người có hành vi cố ý gây thương tích không nhằm mục đích đuổi cùng giết tận hoặc phó mặc cho nạn nhân chết.

  1. Các yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích?

Thứ nhất: Mặt khách quan của tội phạm

– Hành vi chủ quan của tội phạm: Người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý, mong muốn cho bị hại bị thương tích

– Công cụ, phương tiện sử dụng

Nếu người phạm tội sử dụng các phương tiện có tính nguy hiểm cao như: lựu đạn, súng, chất nổ, dao găm… phần nào đó có thể xác định người phạm tội mong muốn cho nạn chết. Ngược lai, nếu người phạm tội cố ý dùng vũ lực bằng chân, tay đấm đá hoặc dùng hung khí như: Dao, búa, gậy gộc,… hoặc một số loại phương tiện ít nguy hiểm đến tính mạng thì phần nào không mong muốn nạn nhân chết. Vì vậy, dựa vào việc người phạm tội sử dụng công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội có thể xác định được là người phạm tội mong muốn giết người hay đơn thuần chỉ gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe.

– Vị trí trên cơ thể mà người phạm tội gây ra thương tích, tổn hại sức khỏe.

Trên thực tế khi muốn tước đoạt sinh mạng của ai đó thì người phạm tội sẽ tấn công vào những nơi xung yếu trên cơ thể như: vùng đầu, vùng ngực, vùng cổ, vùng bụng…kết hợp việc sử dụng công cụ, phương tiện nếu là công cụ, phương tiện ít nguy hiểm, cùng với việc tấn công vào những nơi được coi là không xung yếu trên cơ thể, có thể xác định là hành vi cố ý gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe mà không phải là hành vi giết người.

– Mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công

Xác định hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe dựa vào mức độ tấn công với cường độ mạnh hay yếu cùng với vị trí tấn công trên cơ thể xem hành vi đó có dồn dập và cường độ tấn công mạnh không? Nếu cường độ tấn công không mạnh và những vị trí tấn công không xung yếu, không nhằm tước đi sinh mạng của nạn nhân, khi đó sẽ không xác định là hành vi giết người mà là hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác.

– Hậu quả của tội phạm

Hậu quả của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác thể hiện ở tỷ lệ thương tật ( tỷ lệ %) mất sức lao động của nạn nhân.

Thứ hai: Chủ thể của tội phạm

Bất kỳ người nào đủ độ tuổi và không ở tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện hành vi cố ý gây thương tích cho người khác. Như vậy, đối với tội này thì những người từ đủ 16 tuổi trở lên và không thuộc trường hợp bị hạn chế năng lực hành vi dân sự đều là chủ thể của tội phạm này.

Thứ ba: khách thể của tội phạm

Xâm phạm đến sức khỏe, danh sự, nhân phẩm, tính mạng của người khác được Luật hình sự bảo vệ.

      3. Mức phạt hành chính đối với hành vi cố ý gây thương tích

Người có hành vi cố ý gây thương tích cho người khác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

Trên đây là Quy định cấu thành tội phạm của tội “Cố ý gây thương tích” theo pháp luật hiện hành mà bạn cần quan tâm. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL cung cấp dịch vụ pháp lý theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo triển khai nhanh, uy tín cho khách hàng.

Mọi thông tin tư vấn hỗ trợ về dịch vụ vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *