LY HÔN, CHỒNG KHÔNG CHO GẶP CON THÌ PHẢI LÀM SAO?

Sau khi ly hôn, có nhiều người vợ/chồng vẫn còn những mâu thuẫn lớn với đối phương. Do đó người vợ/chồng không cho phép con cái gặp bố/mẹ chúng. Vậy việc làm này có đúng với quy định của pháp luật? Người vợ/chồng cần làm gì để được gặp con mình?

Trong phạm vi bài viết này, công ty luật Winlegal sẽ giải đáp các câu hỏi trên theo quy định của pháp luật. 

1.Cơ sở pháp lý

  • Luật hôn nhân và gia đình 2014
  •  Nghị định 144/2021/NĐ-CP

2.Hành vi ngăn cản vợ/chồng gặp con sau ly hôn có hợp pháp không?

Theo quy định tại khoản 3 điều 82 luật hôn nhân và gia đình 2014 thì sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Do đó sau khi ly hôn, vợ/chồng có hành vi ngăn cản con cái gặp bố/mẹ là hành vi vi phạm quy định của pháp luật.

Lưu ý: Sẽ có một số trường hợp quyền thăm con sẽ bị Tòa án hạn chế bằng một quyết định nếu vợ/chồng thuộc một trong các trường hợp sau:

– Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

-Phá tán tài sản của con

-Có lối sống đồi trụy

-Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

-> Tòa có thể tự mình hoặc làm theo yêu cầu của cá nhân/tổ chức

3.Làm gì khi bị vợ/chồng ngăn cấm gặp con

Để được gặp con cái người vợ/chồng có thể thực hiện theo những phương thức sau:

Thứ nhất thỏa thuận: Cần đặt ra vấn đề thỏa thuận về quyền thăm nom con khi giải quyết ly hôn giữa vợ và chồng. Các bên nên thể hiện tinh thần thiện chí trong vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng con cái.

Thứ hai khởi kiện ra Toà án: Khi bị ngăn cản quyền thăm con mà không thể thỏa thuận giải quyết được thì người có quyền thăm con có thể khởi kiện yêu cầu người đang trực tiếp nuôi con phải thực hiện nghĩa vụ của mình là không được ngăn cản, cấm đoán người không trực tiếp nuôi con.

Vì vậy, để giải quyết trường hợp này, trước hết cần thương lượng với người chồng/vợ và gia đình của người chồng/vợ để đảm bảo quyền thăm nom con. Nếu trong trường hợp người chồng/vợ và gia đình chồng/vợ vẫn tiếp tục cố tình không cho thăm nom con, thì người vợ/chồng có thể làm đơn yêu cầu gửi đến cơ quan thi hành án. Cơ quan thi hành án sẽ có những biện pháp cưỡng chế buộc người chồng/vợ và gia đình chồng/vợ thực hiện đúng nghĩa vụ theo bản án cũng như theo quy định của pháp luật.

4.Xử phạt hành vi ngăn cản quyền thăm nom

Bất kể người nào có hành vi cản trở quyền thăm con của người không trực tiếp nuôi con có thể bị xử lý theo thủ tục hành chính, cụ thể là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền theo quy định tại Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Theo quy định người có hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Trên đây là những giải đáp về cách giải quyết việc chồng/vợ ngăn cản quyền chăm nom của vợ/chồng theo quy định của pháp luật. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Thảo My

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *