NGƯỜI LAO ĐỘNG CẦN LÀM GÌ KHI BỊ SA THẢI TRÁI PHÁP LUẬT

Việc người lao động bị xử lý kỷ luật trái pháp luật ảnh hưởng lớn đến quyền và lợi ích của mình. Do đó, người lao động cần có những biện pháp xử lý phù hợp để đảm bảo quyền lợi của mình.

Trong phạm vi bài viết này, Công ty Luật Winlegal sẽ đưa ra một số phương pháp giải quyết khi người lao động bị sa thải trái pháp luật.

1.Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật lao động 2019 (BLLĐ 2019)

2.Khái niệm sa thải

Sa thải là hình thức kỷ luật lao động dẫn đến quan hệ lao động của người lao động bị chấm dứt, người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

3.Các trường hợp sa thải trái pháp luật

-Áp dụng sai căn cứ quy định tại điều 125 BLLĐ 2019

-Kỷ luật trái pháp luật về nguyên tắc, trình tự quy định tại điều 122 BLLĐ 2019

-Kỷ luật sa thải trái pháp luật về thời hiệu quy định tại điều 123 BLLĐ 2019

4.Phương pháp xử lý khi bị sa thải trái pháp luật

4.1 Khiếu nại

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 24/2018/NĐ-CP về trình tự thực hiện khiếu nại của người lao động

– Người lao động gửi khiếu nại lần đầu: Gửi khiếu nại tới người sử dụng lao động.

Nếu không được giải quyết hoặc việc giải quyết của người sử dụng lao động không thỏa đáng thì thực hiện khiếu nại lần hai.

– Người lao động gửi khiếu nại lần hai: Tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

4.2 Nhờ hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động:

-Người lao động có thể thực hiện hòa giải với người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 188 Bộ luật Lao động 2019, Điều 189 Bộ luật Lao động 2019

– Theo Điều 188 Bộ luật Lao động 2019 và quy định tại Điều 32 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 với tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải, người lao động có thể trực tiếp khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

4.3 Tố giác tới Cơ quan công an

Theo Điều 162 Bộ luật Hình sự 2015 người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà sa thải trái pháp luật đối với người lao động gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật được quy định với mức phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

6.Hậu quả pháp lý của việc sa thải trái luật

– Người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động (“Tiền bồi thường”)

– Nếu người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản Tiền bồi thường người sử dụng lao động còn phải trả trợ cấp thôi việc;

– Nếu người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản Tiền bồi thường và trợ cấp thôi việc thì người sử dụng lao động phải bồi thường thêm một khoản tiền cho người lao động theo thỏa thuận giữa hai bên nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động;

– nếu không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản Tiền bồi thường, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Trên đây là những tư vấn về phương pháp giải quyết cho người người động khi bị xử lý sa thải trái pháp luật của công ty Luật Winlegal. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Thảo My

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *