Người chưa thành niên có được thành lập và góp vốn

Việc thành lập và góp vốn vào công ty phải đáp ứng các điều kiện mà pháp luật quy định. Một trong số điều kiện đó là điều kiện về độ tuổi. Vậy theo quy định người chưa thành niên đã đủ điều kiện về tuổi để thành lập và góp vốn vào công ty chưa?

Trong phạm vi bài viết này, công ty luật Winlegal sẽ giải đáp câu câu hỏi trên theo quy định của pháp luật.

1.Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật dân sự 2015
  • Luật doanh nghiệp 2020

2.Người chưa thành niên 

Theo quy định tại Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 thì người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

– Người chưa thành niên được chia thành 03 nhóm:

+ Người chưa đủ sáu tuổi: Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

+ Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi: Khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

+ Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi: Tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

3.Người chưa thành niên có được thành lập và góp vốn vào công ty

Thứ nhất là vấn đề thành lập công ty:

Tại Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp như sau:

“1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

  1. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

đ. Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân.”

Đồng thời, tại Điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về người thành niên như sau:

   “1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.”

Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 và khoản 1 Điều 17 Luật doanh nghiệp 2020 nêu trên thì người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi và người chưa thành niên thì không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp.

Thứ hai về vấn đề góp vốn, mua cổ phần vào công ty

Tại khoản 3 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định về quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp như sau:

“3. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:

  1. a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  2. b) Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.”

Có thể thấy pháp luật doanh nghiệp không hạn chế về độ tuổi khi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp. Cụ thể tại khoản 4 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 và khoản 3 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định thì pháp luật doanh nghiệp và dân sự không hạn chế về độ tuổi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.

Tuy nhiên, việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh cũng cần phải đảm bảo quy định về người quản lý theo quy định tại khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể như sau: “Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.”

Do vậy, người từ đủ 15 đến 18 tuổi có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh trên bằng tiền và có quyền tự mình thực hiện, quyết định mà không cần thông qua sự cho phép của người đại diện theo pháp luật.

Tuy nhiên, việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp này cần phải tuân thủ quy định về người quản lý doanh nghiệp do người chưa thành niên không có quyền điều hành và quản lý doanh nghiệp theo quy định viện dẫn nêu trên.

Trên đây là những giải đáp về vấn đề người chưa thành niên có được thành lập và góp vốn vào công ty theo quy định của pháp luật hiện hành. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Thảo My

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *