MỨC VÀ PHƯƠNG THỨC CẤP DƯỠNG

Pháp luật hôn nhân Việt Nam hiện nay quy định như thế nào về mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng? Hãy cùng WINLEGAL tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

CƠ SỞ PHÁP LÝ

  • Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

1. CẤP DƯỠNG LÀ GÌ?

  • Khoản 24 Điều 3 Luật HN&GĐ 2014 quy định:Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này”.

2. MỨC CẤP DƯỠNG

  • Mức cấp dưỡng được quy định tại Điều 116 Luật HN&GĐ 2014. Điều 116 Luật HN&GĐ 2014 quy định: “Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết”.
  • Mức cấp dưỡng là tiền hoặc tài sản có giá trị quy đổi được thành tiền mà người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải chi trả cho người nhận cấp dưỡng nhằm phục vụ những nhu cầu thiết yếu của người nhận. 
  • Theo Điều 116, pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên chủ thể về mức cấp dưỡng do bản chất quan hệ pháp luật HN&GĐ vốn là một quan hệ dân sự. Trường hợp không thỏa thuận được sẽ do Tòa án quyết định.
  • Tuy nhiên, việc thỏa thuận cấp dưỡng thường được thông qua người đại diện của người nhận cấp dưỡng nên pháp luật cần có những quy định chặt chẽ nhằm kiểm soát việc thỏa thuận. Trường hợp các bên không thể thỏa thuận thống nhất được mức cấp dưỡng, pháp luật sẽ ghi nhận Tòa án chính là cơ quan quyết định.
  • Bên cạnh đó, mức cấp dưỡng có thể được thay đổi dựa trên sự thỏa thuận của các bên và phải có lý do chính đáng theo khoản 2 Điều 116.

3. PHƯƠNG THỨC CẤP DƯỠNG

  • Phương thức cấp dưỡng là cách thức để chuyển giao một số tiền hoặc một số hiện vật với số lượng xác định theo thỏa thuận hoặc theo một bản án, quyết định của Tòa án từ người cấp dưỡng sang người nhận cấp dưỡng, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua cơ quan thi hành án.
  • Theo Điều 117 Luật HN&GĐ 2014, phương thức cấp dưỡng được phân thành hai loại là: Cấp dưỡng định kỳ và cấp dưỡng một lần. 
  • Cấp dưỡng một lần là người có nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phải chuyển giao tài sản một lần để đảm bảo người nhận cấp dưỡng có cuộc sống ổn định trong suốt thời kỳ cấp dưỡng nhưng sẽ tạo gánh nặng tài chính cho người có nghĩa vụ cấp dưỡng. 
  • Cấp dưỡng định kỳ là người cấp dưỡng có thể cấp dưỡng theo định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm. Phương thức này giúp giảm bớt gánh nặng kinh tế cho người cấp dưỡng, đảm bảo cuộc sống người nhận theo kỳ hạn nhưng làm gián đoạn việc cấp dưỡng nếu người cấp dưỡng trốn tránh thực hiện. 
  • Các chủ thể có thể thay đổi phương thức, tạm ngừng cấp dưỡng nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Trường hợp không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Trên đây là những thông tin chi tiết về mức và phương thức cấp dưỡng, WINLEGAL vừa chia sẻ với các bạn. Qúy khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thêm thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Minh Trang

Ngày xuất bản: 03/10/2023

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *