Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong những hành vi xâm phạm quyền sở hữu phổ biến nhất hiện nay. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định trong Bộ luật hình sự 2015 (luật hình sự sửa đổi bổ sung 2017). Bài viết dưới đây sẽ phân tích về tội danh này.
Mục lục
I. Quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Theo điều 174, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 có quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đó là: “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác…”
Như vậy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi của người phạm tội dùng thủ đoạn gian dối để chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin và giao tài sản để chiếm đoạt tài sản đó.
II. Các dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Mặt khách quan
Về hành vi, dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác mà ngay lúc đó, người bị hại không biết được có hành vi gian dối. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động … Như vậy, có thể phân biệt với những trường hợp dùng thủ đoạn gian dối khác, chẳng hạn dùng thủ đoạn cân, đong, đo đếm gian dối nhằm ăn gian, bớt của khách hàng hoặc để bán hàng giả để thu lợi bất chính thì không cấu thành tội này mà cấu thành tội lừa dối khách hàng hoặc tội buôn bán hàng giả.
Lưu ý: Thời điểm hoàn thành tội phạm này được xác định từ lúc kẻ phạm tội đã chiếm giữ được tài sản sau khi đã dùng thủ đoạn gian dối để làm cho người chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản bị mắc lừa gia tài sản cho kẻ phạm tội hoặc không nhận tài sản đáng lẽ phải nhận.
Về hậu quả, giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ hai triệu đồng trở lên. Nếu dưới hai triệu đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì người thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
2. Mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý.
Về mặt ý chí của người phạm tội lừa đảo bao giờ cũng nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản trước khi thực hiện hành vi lừa đảo, đây là điểm phân biệt cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Vì trong một số trường hợp phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì bao giờ ý định chiếm đoạt tài sản cũng phát sinh sau khi nhận tài sản thông qua một hình thức giao dịch nhất định.
Về mặt ý thức chiếm đoạt phải có trước thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản. Nếu sau khi có được tài sản hợp pháp mới phát sinh thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản thì không coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà tuỳ từng trường hợp cụ thể người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những tội danh tương ứng.
3. Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Tội phạm xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.
4. Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Người trên 16 tuổi có năng lực trách nhiệm hình sự.
Trên đây là những phân tích ngắn gọn về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà bạn quan tâm. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, Công ty Luật TNHH Winlegal cung cấp dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo triển khai nhanh, uy tín cho khách hàng. Mọi nhu cầu cần hỗ trợ tư vấn pháp lý xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL
Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội
Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066
Chuyên viên: Ms. Thương