Khung hình phạt tội buôn lậu theo Bộ luật Hình sự

Thời gian gần đây, hoạt động buôn lậu đang có những diễn biến hết sức phức tạp, nhất là ở các vùng biên giới với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Chính vì vậy, chúng ta cần một cơ sở pháp lý vững chắc để cơ quan nhà nước có thẩm quyền nói chung cũng như mọi người dân có thể hiểu và áp dụng pháp luật một cách chính xác và kịp thời, nhằm phát hiện ra tội phạm, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Căn cứ pháp lý:

I. Khái niệm

Buôn lậu là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến chế độ quản lí ngoại thương của Nhà nước do vậy luật hình sự Việt Nam đã coi hành vi buôn lậu với mức độ nhất định là tội phạm.

Việc buôn bán trái pháp luật trên thể hiện thông qua các hoạt động trao đổi hàng hóa mà không thực hiện khai báo, khai báo gian dối, dùng giấy tờ giả mạo, che giấu hàng hóa không có giấy tờ hợp lệ, trốn tránh sự kiểm soát của hải quan, bộ đội biên phòng nhằm mục đích thu lợi bất chính.

Tội buôn lậu được quy định tại Điều 188 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Thế nào là cố ý phạm tội, vô ý phạm tội?

II. Khung hình phạt tội buôn lậu theo Bộ luật Hình sự

Mức phạt tội buôn lậu với cá nhân

Khung 1:

Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi buôn lậu hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017) hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm

– Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.

Khung 2:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

– Có tổ chức

– Có tính chất chuyên nghiệp

– Vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng

– Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng

– Vật phạm pháp là bảo vật quốc gia

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn

– Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức

– Phạm tội 02 lần trở lên

– Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

– Vật phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng

– Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

Khung 4:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

– Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên

– Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên

– Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.

Hình phạt bổ sung:

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Nhận hối lộ bao nhiêu tiền có thể bị tử hình?

Mức phạt tội buôn lậu với pháp nhân thương mại

Pháp nhân thương mại phạm tội buôn lậu thì bị phạt như sau:

– Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng nếu phạm tội mà thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng

Hàng hóa trị giá dưới 200.000.000 đồng nhưng là di vật, cổ vật

Hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi buôn lậu hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017) hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

– Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, h và i khoản 2 Điều 188 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017).

– Phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định sau:

Vật phạm pháp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng

Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

– Phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

Vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác.

– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017), thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

– Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Buôn lậu là tội đặc biệt nghiêm trọng, thế nên việc xác định đúng và đủ các yếu tố cấu thành của hành vi này giúp cho các cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền xử lý kịp thời hành vi vi phạm pháp luật, góp phần duy trì hoạt động đúng đắn của nền kinh tế thị trường, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữ các cá nhân, tổ chức trong xã hội, từ đó đưa ra khung hình phạt phù hợp.

Bài viết trên đây đã nói ngắn gọn khung hình phạt tội buôn lậu theo Bộ luật Hình sự mà bạn quan tâm. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, Công ty Luật TNHH Winlegal cung cấp dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo triển khai nhanh, uy tín cho khách hàng. Mọi nhu cầu cần hỗ trợ tư vấn pháp lý xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính: Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066

Chuyên viên: Ms. Thương

Ngày xuất bản: 14/12/2023

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *