Chiến thuật hỏi cung khi bị can khai báo gian dối

Để che giấu hành vi phạm tội cũng như đồng phạm mà nhiều bị can lựa chọn khai báo gian dối gây khó khăn cho điều tra viên trong quá trình hỏi cung cũng như điều tra. Do đó các điều tra viên phải áp dụng nhiều chiến thuật khác nhau để bị can khai ra sự thật. Trong phạm vi bài viết này, Công ty luật Winlegal sẽ tìm hiểu về chiến thuật hỏi cung bị can khi bị can khai báo gian dối.

1..Hỏi cung bị can là gì?

         Dưới góc độ khoa học điều tra tội phạm, hỏi cung bị can là “biện pháp điều tra được tiến hành nhằm thu thập lời khai của bị can về các tình tiết có liên quan đến vụ án, phục vụ công tác điều tra và xử lý đối với vụ án đó.

Từ định nghĩa trên có thể thấy: 

– Vị trí của hỏi cung bị can là một trong những biện pháp điều tra cơ bản của giai đoạn điều tra vụ án hình sự

– Mục đích của hỏi cung bị can là thu thập và mô tả theo trình tự tố tụng hình sự thật đầy đủ, chính xác, khách quan lời khai của bị can về vụ án hình sự, hành vi phạm tội của bị can cùng đồng bọn và những tin tức, tài liệu khác mà bị can biết có ý nghĩa đối với hoạt động điều tra, xử lý vụ án và phòng ngừa phạm tội. 

– Việc hỏi cung sẽ do điều tra viên, kiểm sát viên thực hiện

2.Khai báo gian dối được hiểu như thế nào?

Có thể hiểu trường hợp bị can khai báo gian dối là hành vi của bị can đã khai không đúng sự thật những tình tiết liên quan đến vụ án. Còn cung cấp tài liệu sai sự thật.

Mục đích: Bị can mong muốn trốn tránh hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; bị can mong muốn bao che hay làm giảm nhẹ tội của đồng phạm vì mối quan hệ bạn bè, gia đình hoặc vì những mục đích vụ lợi khác; bị can mong muốn vu khống những đồng phạm khác do thù tức hay nhằm mục đích bảo đảm an toàn cho cá nhân trong tương lai.

3.Chiến thuật hỏi cung khi bị can khai báo gian dối

         Thứ nhất giáo dục, thuyết phục bị can:

         Kiểm sát viên nghiên cứu kỹ về đặc điểm nhân thân của bị can, các tài liệu, chứng cứ về hành vi phạm tội của bị can, động cơ kìm hãm bị can khai báo hoặc khai báo gian dối, từ đó tìm ra nội dung giáo dục, thuyết phục hiệu quả đối với từng bị can. Nội dung giáo dục, thuyết phục thường là: lấy đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước giải thích cho bị can hiểu về hành vi phạm tội của mình, về chính sách khoan hồng của Nhà nước đối với người phạm tội, chỉ rõ cho họ thấy con đường đúng đắn nhất là phải thành khẩn khai báo; lấy tình cảm gia đình để khơi dậy trách nhiệm của họ…

       Khi sử dụng chiến thuật này, Kiểm sát viên cần lưu ý là phải tùy vào trình độ, nhận thức của bị can mà có cách giáo dục, thuyết phục phù hợp, bảo đảm họ hiểu chính xác nội dung mà Kiểm sát viên muốn nói, nhất là những bị can là người dân tộc thiểu số. 

         Thứ hai sử dụng mâu thuẫn

           Các mâu thuẫn trong lời khai của bị can thường là: Mâu thuẫn giữa lời khai của bị can với các tài liệu, chứng cứ khác đã thu thập được, với khả năng hành động của bị can, với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể ở hiện trường, giữa lời khai trước với lời khai sau của chính bị can… Mâu thuẫn trong lời khai của bị can thường là mâu thuẫn với diễn biến sự việc, hiện tượng, với các tài liệu, chứng cứ khác của vụ án, trong vụ án có đồng phạm thì có thể đó còn là mâu thuẫn giữa lời khai của bị can với lời khai của các bị can khác trong vụ án.

        Kiểm sát viên cần phải phát hiện được các mâu thuẫn này, sử dụng để đấu tranh với bị can, buộc bị can phải khai báo thành khẩn. Để có thể phát hiện được các mâu thuẫn trong lời khai của bị can, Kiểm sát viên nghiên cứu thật kỹ hồ sơ vụ án, so sánh các tài liệu, chứng cứ thu thập được với lời khai của bị can, tiến hành các biện pháp điều tra khác để kiểm tra lời khai của bị can.

           Thứ ba chiến thuật hỏi tuần tự

        Hỏi tuần tự, hỏi thật chi tiết vấn đề bị can khai báo gian dối, để bị can trả lời chi tiết về việc mà bị can đề cập trong lời khai gian dối qua đó tiếp tục; làm bộc lộ những mâu thuẫn bị can không thể tiếp tục nói dối được nữa (hỏi tuần tự là hỏi theo diễn biến logic của thời gian và sự việc từ đầu đến cuối.)

            Thứ tư chiến thuật hỏi đứt quãng

   Cán bộ hỏi cung sử dụng thủ thuật hỏi đứt quãng, hỏi không theo trình tự logic của sự việc. Cán bộ hỏi cung chia sự việc cần hỏi ra thành nhiều loại, lúc hỏi chỗ này, lúc hỏi chỗ khác không theo một trình tự đúng như thực tế xảy ra làm cho bị can không nắm được ý đồ xét hỏi và tự bộc lộ những tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án và cán bộ hỏi cung có thể yêu cầu bị can lý giải về những tình tiết đó để làm thay đổi thái độ khai báo.

   Thông thường bị can khai báo gian dối thường đi liền với phản cung. Hiện tượng khai báo gian dối thường xảy ra đối với các bị can nay khai thế này, mai khai thế khác. Vì vậy đòi hỏi cán bộ hỏi cung phải củng cố từng bước bằng cách hỏi đến đâu củng cố đến đó, lời khai của bị can phải được ghi chép đầy đủ, chi tiết khách quan, ký tên xác nhận ngay sau mỗi câu hỏi, câu trả lời. Trong trường hợp này có thể áp dụng thủ thuật hỗ trợ như cho viết bản tự khai ngay sau khi hỏi cung, ghi âm lời khai cả âm điệu và giọng nói.

            Thứ năm chiến thuật tác động xúc cảm

        Các thủ thuật tác động xúc cảm đối với bị can bao gồm: khơi dậy sự hối hận; và thành khẩn khai báo của bị can bằng cách giải thích cho bị can thấy; những hậu quả pháp lý của thái độ ngoan cố và gian dối của bị can cũng như những khả năng thuận lợi nếu bị can chịu thành khẩn khai báo; và hợp tác với cơ quan điều tra trong việc làm rõ sự thật của vụ án.

      Tác động lên những mặt tốt của bị can; như thành tích, công lao cống hiến, uy tín… của bị can. Sử dụng sự ác cảm của bị can đối với đồng phạm nào đó trong vụ án, sự phụ thuộc của bị can đối với các đồng phạm đã làm giảm uy tín của bị can, sự nghi ngờ của bị can đối với lòng trung thành của các đồng phạm. Sử dụng tình tiết bất ngờ bằng cách đặt những câu hỏi mà trong tình huống đó bị can hoàn toàn không ngờ tới (hỏi bất ngờ vào điểm yếu).

Trên đây là những giải đáp về chiến thuật hỏi cung khi bị can khai báo gian dối. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Thảo My

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *