Trong thực tiễn việc áp dụng biện pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm còn vướng mắc, bất cập; có những quan điểm, cách hiểu khác nhau, dẫn đến áp dụng chưa đúng, sai đối tượng; điều đó làm giảm ý nghĩa của việc áp dụng biện pháp này và gây thiệt hại cho những người có liên quan.
Quy định về tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm
Điều 47 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định:
“Điều 47. Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm
Việc tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy được áp dụng đối với:
a) Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;
b) Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội;
c) Vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành.
Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.
Vật, tiền là tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu.”
Những vướng mắc trong quy định trên
Thứ nhất: Đối với những tội phạm được thực hiện do lỗi vô ý, như vụ án giao thông, hiện nay giữa các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự còn có những quan điểm khác nhau giữa tịch thu hay không tịch thu phương tiện gây tai nạn giao thông.
Thứ hai: Xác định công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội; vật, tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có, để áp dụng khoản 1 Điều 47 BLHS giữa các Tòa án chưa thống nhất, xác định không đúng phương tiện dùng vào việc phạm tội, nhầm lẫn giữa khái niệm vật, tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có. Việc áp dụng của cơ quan tiến hành tố tụng mang tính tùy nghi, có trường hợp người phạm tội bị tịch thu có trường hợp lại không bị tịch thu.
Thứ ba, trường hợp tài sản chung của vợ chồng là xe ô tô đã đem thế chấp ngân hàng (giấy tờ xe ô tô do ngân hàng quản lý) nhưng bị cáo sử dụng xe ô tô vào việc phạm tội, xử lý như thế nào, tịch thu hay không tịch thu xe ô tô là phương tiện dùng vào việc phạm tội. Vấn đề này còn những quan điểm, cách hiểu khác nhau.
Bất cập trong áp dụng biện pháp tịch thu sung vào ngân sách nhà nước khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội.
Tuy nhiên, xét ở góc độ hợp lý, cần phải cân nhắc thêm vấn đề này vì những lý do sau: Thứ nhất, mặc dù quyền tặng cho, hay từ bỏ quyền sở hữu là quyền của chủ sở hữu, nhưng nếu cho phép người phạm tội được hưởng lợi từ việc chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản thì việc làm này đã vô tình khuyến khích việc thực hiện tội phạm; Thứ hai, nếu không tịch thu tài sản do thu lợi bất chính mà có sẽ làm giảm tính nghiêm minh của pháp luật hình sự, làm giảm hiệu quả của đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Một số kiến nghị:
Thứ nhất, đối với những tội phạm thực hiện do lỗi vô ý, như vụ án giao thông khi chủ sở hữu phương tiện đã thực hiện xong việc bồi thường thiệt hại và các nghĩa vụ khác thì không tịch thu đối với phương tiện gây đã tai nạn mà phải trả lại cho chủ sở hữu.
Thứ hai, đối với công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội; vật, tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có trường hợp nào không bị tịch thu, trường hợp nào tịch thu sung vào ngân sách Nhà nước.
Thứ ba, trường hợp tài sản chung của vợ chồng là xe ô tô đã đem thế chấp ngân hàng (giấy tờ xe ô tô do ngân hàng quản lý) bị cáo sử dụng xe ô tô vào việc phạm tội, xử lý như thế nào.
Thứ tư, cần có quy định trong mọi trường hợp tài sản hoặc tiền thu lợi bất chính từ việc phạm tội cần phải bị tịch thu sung vào ngân sách của Nhà nước, như thế mới giải quyết triệt để vụ án, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
Bài viết trên đây đã bình luận ngắn gọn quy định về tịch thu tiền, vật liên quan đến tội phạm mà bạn quan tâm. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, Công ty Luật TNHH Winlegal cung cấp dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo triển khai nhanh, uy tín cho khách hàng. Mọi nhu cầu cần hỗ trợ tư vấn pháp lý xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL
Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội
Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066
Chuyên viên: Ms. Thương