Công ty sản xuất nông sản là loại hình kinh doanh sản phẩm của các ngành nông, lâm, ngư nghiệp và ngành công nghiệp gia công chế biến lương thực, thực phẩm, chè, đường, rau quả,… Do hàng hóa nông sản có đặc điểm là rất phong phú, rất được chú trọng đến chất lượng, nguồn gốc.
Mục lục
1. Một số điều cần lưu ý khi thành lập công ty sản xuất nông sản
1.1 Vốn điều lệ của công ty
- Đối với ngành nghề sản xuất nông sản thì Pháp luật Việt Nam quy định tối đa hay tối thiểu về mức vốn điều lệ mà công ty sản xuất phải đăng ký. Do vậy, doanh nghiệp có thể đăng ký mức vốn điều lệ tùy vào mong muốn, khả năng.
- Ngoài ra, đối với các loại vốn khác như vốn pháp định, vốn ký quỹ nếu có quy định riêng thì cũng phải đáp ứng đầy đủ.
1.2 Lựa chọn đại diện pháp luật
- Nếu chọn người đại diện pháp luật cho công ty sản xuất, bạn cần chọn người có thể đáp ứng đầy đủ những quy định của pháp luật về người đại diện theo pháp luật.
- Hơn nữa, người đại diện phải là người có đủ khả năng, kinh nghiệm và không thuộc các đối tượng bị cấm hay hạn chế làm người đại diện theo quy định.
1.3 Chọn ngành nghề kinh doanh
- Ngành nghề để tiến hành kinh doanh là một trong những kinh nghiệm thành lập công ty doanh nghiệp cần lưu ý. Bởi bạn cần chọn ngành nghề phù hợp với mục đích tiến hành sản xuất nông sản, cùng với mã ngành cụ thể để đăng ký với cơ quan quản lý có thẩm quyền.
- Ngành nghề sản xuất nông sản cần có giấy phép kinh doanh phù hợp, doanh nghiệp cần hết sức lưu ý.
1.4 Đặt địa chỉ công ty sản xuất nông sản
- Công ty sản xuất cần đặt ở địa chỉ chính xác, địa chỉ không được là địa chỉ ảo, hay không tồn tại bên trong lãnh thổ Việt Nam.
- Ngoài ra, nếu doanh nghiệp thuê văn phòng hay thuê đất để đặt trụ sở chính cho công ty thì cần cung cấp các loại giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp lệ.
- Địa chỉ công ty không được đặt ở những nơi như nhà chung cư, nhà tập thể phục vụ mục đích sinh sống.
1.5 Chọn loại hình cho công ty sản xuất nông sản
Loại hình của công ty sản xuất nông sản cần phù hợp với điều kiện, tính chất và mục đích phát triển của công ty. Do vậy, bạn hãy cân nhắc kỹ lưỡng. Hiện nay, có 4 loại hình doanh nghiệp có thể lựa chọn để xây dựng như loại hình công ty hợp danh, loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, loại hình công ty tư nhân và loại hình công ty cổ phần.
1.6 Đặt tên cho công ty sản xuất nông sản
Công ty sản xuất nông sản cần được đặt tên riêng phù hợp. Như vậy sẽ thể hiện được thương hiệu của công ty trong tương lai. Ngoài ra, tên công ty sản xuất nông sản sẽ phải tuân theo một số quy định của pháp luật như không giống hoặc trùng với công ty khác, tên cần có đủ cấu trúc, tên không chưa từ ngữ cấm…
1.7 Hoàn thành thủ tục sau khi công ty sản xuất nông sản được thành lập
Sau khi công ty sản xuất nông sản đi vào hoạt động thì doanh nghiệp cần:
- Treo bảng hiệu của công ty, kê khai, đóng thuế.
- Tiến hành phát hành hóa đơn, khắc con dấu tròn, công bố mẫu dấu tròn.
- Đăng ký chữ ký số và đăng ký mở tài khoản ngân hàng.
- Tiến hành lên cổng thông tin quốc gia và công bố thông tin đăng ký của công ty sản xuất nông sản lên đó. Việc này cần tiến hành trong 30 ngày.
1.8 Dịch vụ kế toán và thuê kế toán
Thuê dịch vụ kế toán hay thuế kế toán làm việc là không thể thiếu sau khi thành lập công ty. (Xem thêm: Thành lập kinh doanh dịch vụ nhà hàng ăn uống )
1.9 Đăng ký chữ ký số điện tử
Doanh nghiệp sản xuất nông sản tiến hành đăng ký mua chữ ký số điện tử ở cơ quan quản lý có thẩm quyền và thực hiện đóng thuê trực tuyến/ online.
1.10 Mở tài khoản ngân hàng giao dịch
Chủ doanh nghiệp sản xuất nông sản hoặc người đại diện pháp luật của công ty đến ngân hàng để làm tài khoản giao dịch cho công ty. Cần mang theo giấy đăng ký doanh nghiệp, con dấu và chứng minh nhân dân.
1.11 Góp vốn vào công ty sản xuất nông sản
Kinh nghiệm thành lập công ty cũng cần lưu ý không kém đó là việc góp vốn vào công ty. Doanh nghiệp cần tiến hành góp vốn trong tối đa 90 ngày sau khi có giấy phép kinh doanh hợp lệ trong trường hợp công ty có vốn góp. (Xem thêm: Thành lập công ty xử lý rác thải )
1.12 Thuế phải đóng
Khi công ty sản xuất nông sản được thành lập và đi vào kinh doanh, doanh nghiệp cần đóng đủ những loại thuế cơ bản như thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập của doanh nghiệp hàng năm dựa trên lợi nhuận công ty.
2. Trình tự thực hiện thành lập công ty sản xuất nông sản
Bước 1: Soạn hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Đầu tiên, chủ thể kinh doanh cần xác định loại hình doanh nghiệp mà mình hướng tới là gì. Hiện nay, các loại hình doanh nghiệp phổ ở Việt Nam gồm công ty TNHH một thành viên, loại hình này áp dụng cho một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ sở hữu; Công ty TNHH hai thành viên trở lên giới hạn thành viên từ 2 – 50 người; Công ty cổ phần yêu cầu tối thiểu 3 thành viên không giới hạn tối đa.
Tiếp theo, chủ thể cần lựa chọn tên công ty, địa chỉ trụ sở, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh, thông tin các thành viên/cổ đông sáng lập.(Xem thêm: Thành lập công ty thu gom rác thải, phế liệu )
Hồ sơ cần chuẩn bị:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức;
- Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
- Giấy tờ chứng thực cá nhân đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân;
- Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Bước 2: Nôp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Cơ quan tiếp nhận: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư
Thời hạn giải quyết: 04-06 ngày làm việc
Bước 3: Nhận kết quả
Sau khi hồ sơ được chấp thuận, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế.
Tiếp theo, doanh nghiệp cần thực hiện những thủ tục sau:
- Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp:Theo quy định tại Điều 33 Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định
- Khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo sử dụng mẫu dấu
Bước 4: Thực hiện những thủ tục sau thành lập doanh nghiệp
- Treo biển tại trụ sở công ty
- Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế
- Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp và thông báo với Sở kế hoạch và đầu tư
- Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử
- Kê khai và nộp thuế môn bài
- In và đặt in hóa đơn
- Góp vốn đầy đủ đúng hạn trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh.
Mọi thông tin tư vấn hỗ trợ về dịch vụ vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL
Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1 đường Nguyễn Hoàng Tôn, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0246.29.33.222
Email: admin@winlegal.vn