Xử lý đối với hành vi ngược đãi, đánh đập người già

 

Trong cuộc đời mỗi người, đoạn cuối hẳn là đoạn đường khó đi nhất. Điều đó càng khốc liệt hơn với những mảnh đời không con cái, không nơi nương tựa. Sống mòn những ngày cuối đời tại các cơ sở từ thiện, mái ấm tình thương. Mới đây trên mạng xã hội đang xôn xao về clip một người đàn ông, được cho là nhân viên trông coi và chăm sóc đã liên tục đánh mắng thậm tệ một cụ bà. Trong clip, người đàn ông này nói một câu lại đánh vào đầu bà cụ, mặc cho cụ van xin trong hoảng loạn nhưng vẫn ko được tha. Đoạn video được người cùng sống trong khu từ thiện quay lại sau nhiều lần chứng kiến sự việc nên vô cùng bức xúc.

Qua thông tin ban đầu, xác định cụ bà đang sống ở Mái ấm quán trọ Trăng Khuyết tại phường Thạnh Lộc, quận 12. Người đánh bà là Huỳnh Văn Giỏi – người quản lý từ năm 2020 với nhiệm vụ trông coi, chăm sóc khoảng 14 cụ già diện neo đơn, cơ nhỡ, không có nơi sinh sống. Ông Huỳnh Văn Giỏi, 69 tuổi, nhiều ngày đánh chửi cụ bà 85 tuổi tại cơ sở từ thiện này.

Ngày 25/5, ông Giỏi bị Công an quận 12 bắt tạm giam với cáo buộc Hành hạ người khác. Vậy qua hành động đáng lên án này, ông Giỏi phải đối mặt với hình thức xử lý như thế nào?

I. Với hành vi đánh người già yếu:

Đối tượng sai phạm là ai đi chăng nữa thì việc tố cáo lên cơ quan công an, chính quyền địa phương là cấp thiết. Việc cần làm trước tiên là đưa đi giám định để xác định mức tổn hại bao nhiêu % sức khoẻ và tinh thần.

Theo đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ giám định tỷ lệ thương tích của bà cụ và chuyển hồ sơ kết quả giám định tới cơ quan điều tra để xem xét hành vi của người đàn ông trong vụ việc này, khung hình phạt theo Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định  như sau:

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định:

  1. Người nào cố ý gây thương tích hay gây tổn hại đến sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì sẽ bị phạt cải tạo 03 năm không giam giữ hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm, thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

b) Dùng a-xít sunfuric hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

c) Gây thương tật nhẹ cho nạn nhân;

d) Phạm tội từ 02 lần trở lên;

đ) Phạm tội từ 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 16 tuổi, người là phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo hoặc cô giáo của mình;

h) Có tổ chức;

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình;

k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng các biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l) Thuê gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

m) Có mang tính chất côn đồ;

n) Tái phạm nguy hiểm;

o) Trường hợp với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 điều này các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n, o, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

3. Gây thương tích hoặc gây tổn hại tới sức khỏe của người khác và tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.

Ngoài ra, luật hình sự còn quy định ở điều 140 như sau:

Điều 140. Tội hành hạ người khác

  1. Người nào đối xử tàn ác hoặc có hành vi làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
  2. Phạm tội bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, là phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 11 trở lên

c) Đối với 02 người trở lên.

3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này với các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n, o thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

4. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

5. Phạm tội bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

6. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, hành vi đối xử tàn ác, đánh đập, hành hung người mà mình có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục (như ông bà, cha mẹ, con cái…) là hành vi vi phạm pháp luật đến mức có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội ngược đãi hoặc hành hạ.

II. Đối với hành vi đánh người già yếu là ông bà, cha mẹ mình quy định tại Điều 185 Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:

Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình như sau:

  1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có bạo lực xâm phạm tới thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.

III. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người phạm tội còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về dân sự nhu sau:

Căn cứ tại Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 quy như sau:

Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, phục hồi sức khỏe, bồi dưỡng cũng như chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút, hao hụt của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không có sự ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian người bị thiệt hại đang điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật định.

Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp những tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước định.”

Có thể thấy rằng, ngoài vấn đề phải chịu trách nhiệm hình sự thì bên gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định được trên. Về mức bồi thường các bên có thể tự thương lượng và thỏa thuận với nhau để đi đến kết quả phù hợp. Trường hợp nếu không thỏa thuận được thì 1 trong 2 bên yêu cầu Tòa án xem xét và quyết định mức bồi thường dựa trên thiệt hại thực tế của người bị hành hung.

Trên đây là những thông tin cơ bản mà Công ty Luật Winlegal gửi đến quý khách hàng, mọi vướng mắc về pháp lý xin vui lòng liên hệ :

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Lô 09 N1 ngõ 1, Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222

HUYỀN VŨ

 

One thought on “Xử lý đối với hành vi ngược đãi, đánh đập người già

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *