Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường ngày nay, thì việc giao thương hàng hoá ngày càng nhiều phức tạp và rủi ro hơn khi hai bên trong tiến hành thỏa thuận mua bán hàng hoá thông qua các hình thức bằng văn bản, bằng lời nói hay bằng hành vi cụ thể. Chính vì vậy, việc lập hợp đồng mua bán hàng hoá bằng giấy hoặc bằng điện tử trong thời đại công nghệ số là vô cùng quan trọng, là cơ sở pháp lý để cá nhân, tổ chức xác định quyền và nghĩa vụ của các bên, là căn cứ giải quyết khi xảy ra các vấn đề tranh chấp. Bên cạnh đó, việc soạn thảo Hợp đồng mua bán hàng hóa cần lưu ý một số điều khoản quan trọng phải có đầy đủ, chi tiết trong nội dung Hợp đồng.
Mục lục
I. Cơ sở pháp lý
- Bộ luật dân sự 2015
- Luật thương mại 2005.
II. Khái niệm
Hợp đồng mua bán hàng hóa là một dạng cụ thể của Hợp đồng mua bán tài sản. Có thể hiểu Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.
III. Những lưu ý khi soạn thảo Hợp đồng mua bán hàng hóa
1. Chủ thể tham gia hợp đồng
Chủ thể là cá nhân phải đảm bảo có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập nghĩa là cá nhân tham gia Hợp đồng phải là người đủ tuổi theo quy định, không có hạn chế về thể chất, hoặc tinh thần, tự mình hoặc thông qua người đại diện xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.
Chủ thể là tổ chức phải được công nhận là pháp nhân theo năng lực pháp lý và năng lực hành vi của tổ chức phát sinh từ lúc tổ chức được thành lập đến khi chấm dứt hoặc bị giải thể, phá sản, hoặc bị đình chỉ hoạt động. Phải có đầy đủ, chính xác thông tin của chủ thể, địa điểm hoạt động kinh doanh đăng ký và hoạt động kinh doanh thực tế. Thực tiễn ở Việt Nam cho thấy, nhiều doanh nghiệp có địa chỉ đăng ký ở một nơi, nhưng lại hoạt động và giới thiệu địa chỉ ở một địa điểm khác. Lấy Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp làm cơ sở để xác định người có thẩm quyền ký kết và phải có giấy uỷ quyền đính kèm Hợp đồng trong trường hợp bên ký kết được uỷ quyền.
2. Đối tượng hợp đồng
Việc mô tả chi tiết, rõ ràng và đầy đủ về hàng hóa tối thiểu (số lượng, chủng loại, quy cách, yêu cầu bảo quản, tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn)
– Là cơ sở để xác định chất lượng HH sau khi giao hàng;
– Thuận lợi trong quá trình thực hiện HĐ giữa các bên;
– Giúp cho bên thứ ba xác định rõ quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi bên khi có tranh chấp xảy ra.
Trường hợp bên bán là nhà sản xuất, thì HĐ có thể tham chiếu tới các tiêu chuẩn mà nhà sản xuất đã công bố cho loại hàng hóa đó, hoặc các bên có thể lấy bản công bố đó lập thành phụ lục hợp đồng.
Trường hợp bên bán chỉ là trung gian thương mại (nhà nhập khẩu hay nhà phân phối), thì HĐ cần có những quy định ràng buộc nghĩa vụ của bên bán về quyền sở hữu, cơ chế chịu trách nhiệm và trách nhiệm về chất lượng sau khi giao hàng.
3. Về giá cả hàng hóa
Giá cả của hàng hóa: là một trong những nội dung chủ yếu của HĐ và do các bên tự do thỏa thuận, ghi nhận vào HĐ hoặc có thể tách điều khoản về giá cả thành một phụ lục riêng. Nội dung chủ yếu về giá cả bao gồm: đơn giá, tổng giá trị và đồng tiền thanh toán. Đơn giá có thể xác định giá cố định hoặc đưa ra cách xác định giá (còn gọi là giá di động). Trong đó:
– Giá cố định thường áp dụng với loại hàng hoá có tính ổn định cao về giá và thời hạn giao hàng ngắn.
– Giá di động thường được áp dụng với loại hàng giá nhạy cảm (dễ biến động) và được thực hiện trong thời gian dài. Trường hợp này giá sẽ được điều chỉnh theo giá thị trường hoặc theo sự thay đổi của các yếu tố tác động đến giá sản phẩm.
4. Về phương thức thanh toán
Nên lựa chọn một trong các phương thức thanh toán phổ biến hiện nay như thanh toán trực tiếp; thanh toán thông qua chuyển khoản; thanh toán nhờ thu và tín dụng chứng từ L/C (thường được sử dụng đối với hợp đồng thương mại quốc tế).
Đối với đồng tiền thanh toán: Tuỳ theo ý chí thống nhất của các bên, có thể chọn VNĐ hoặc USD, nhưng chỉ nên chọn 1 loại đồng tiền thanh toán duy nhất.
Đối với thời hạn thanh toán: các bên nên thỏa thuận một thời hạn thanh toán cụ thể một lần hoặc nhiều lần theo tiến độ của hợp đồng.
5. Thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, chuyển rủi ro
Đây là thời điểm xác định người bán không còn là chủ sở hữu của hàng hóa; người mua trở thành chủ sở hữu mới và hưởng đầy đủ các quyền của chủ sở hữu đối với hàng hóa cũng như phải chịu rủi ro về tài sản thuộc sở hữu của mình; là nội dung có ý nghĩa quan trọng nhưng ít khi được quy định rõ ràng trong Hợp đồng mua bán hàng hoá.
Để hoạt động kinh doanh được phát triển, giao thương với nhau được bình đẳng trước pháp luật, chúng tôi xin gửi tới Quý khách hàng những thông tin cơ bản cần lưu ý khi soạn thảo Hợp đồng mua bán hàng hóa như trên. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, Công ty Luật TNHH Winlegal cung cấp dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo triển khai nhanh, uy tín cho khách hàng. Mọi nhu cầu cần hỗ trợ tư vấn pháp lý xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL
Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội
Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066
Chuyên viên: Ms. Thương
Hello, Neat post. There’s an issue together with your site in internet explorer, would check this텶E still is the marketplace chief and a large element of other folks will leave out your magnificent writing due to this problem.