I CƠ SỞ PHÁP LÝ
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
- Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
- Nghị định 144/2021 NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
II NGHĨA VỤ CỦA CON CÁI ĐỐI VỚI CHA MẸ TRONG PHÁP LUẬT
Nghĩa vụ của con cái đối với cha, mẹ được quy định tại Điều 70, 71 Luật Hôn nhân gia đình 2014 cụ thể:
Con cái có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình
Nghĩa vụ tham gia sản xuất, tạo thu nhập, đóng góp nhằm đảm bảo đời sống chung của gia đình theo khả năng của mình
Con đã thành niên không sống chung với cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
III MỨC XỬ PHẠT ĐỐI VỚI HÀNH VI NGƯỢC ĐÃI CHA MẸ
1 Mức xử phạt hành chính đối với hành vi ngược đãi cha mẹ
Theo quy định của pháp luật thì hành vi ngược đãi được hiểu là hành vi không kính trọng, phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ như:
– Đối xử tồi tệ về ăn, mặc, ở và về các mặt sinh hoạt hàng ngày khác đối với người thân như: xỉ vả, mắng chửi, cố tình bỏ đói, bắt chịu rét, mặc rách, mặc dù có điều kiện.
– Có hành vi bạo lực như đánh đập, giam hãm… làm cho người bị hại đau đớn về thể xác và tinh thần.
Căn cứ và tính chất, mức độ khác nhau của hành vi con cái ngược đãi đối với cha mẹ mà người có hành vi sẽ phải chịu mức xử phạt hành chính hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Người có hành vi ngược đãi cha mẹ mình thì ở mức bị xử phạt hành chính thì mức phạt được cụ thể hóa trong Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
“Điều 53. Hành vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;
b) Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người cao tuổi, yếu, khuyết tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này”
2 Trách nhiệm hình sự khi ngược đãi cha mẹ
Hành vi ngược đãi cha mẹ bên cạnh bị xử phạt hành chính, những người con bất hiếu còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội sau:
– Tội hành hạ người khác (Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015) với khung hình phạt cao nhất là 3 năm tù
– Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình (Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015) với khung hình phạt cao nhất là 05 năm tù giam
– Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng (Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015) với khung hình phạt cao nhất là 02 năm tù giam
IV QUY TRÌNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP CON CÓ HÀNH VI NGƯỢC ĐÃI CHA MẸ
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính lập biên bản xử lý vi phạm hành chính. Những người sau đây có quyền lập biên bản và ra quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm hại sức khoẻ của các thành viên trong gia đình (con cái hành hạ, ngược đãi cha mẹ):
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
– Người có thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
– Người có thẩm quyền xử phạt của Bộ đội biên phòng
– Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Sau 07 ngày kể từ ngày lập biên bản xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ra quyết định xử phạt hành chính với người có hành vi ngược đãi, hành hạ cha mẹ
Sau khi người bị ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì phải thực hiện nghĩa vụ của mình có ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Trên đây là những chia sẻ quy định về mức xử phạt đối với hành vi ngược đãi cha mẹ. Nếu quý bạn đọc muốn tìm hiểu thêm các thông tin liên hệ theo hotline 0246.29.33.222/0976.718.066. Tại Công Ty Luật TNHH Winlegal có đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích khác.
CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL
Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội
Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066
Chuyên Viên : Thu Luyến
Ngày xuất bản: 21/12/2023