Trong phạm vi bài viết này, Công ty luật Winlegal sẽ giúp các bạn giải đáp vấn đề: Hộ kinh doanh có được sử dụng con dấu hay không?
I. Cơ sở pháp lý
- Bộ luật dân sự 2015
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Về đăng ký doanh nghiệp
- Nghị định số 99/2016/NĐ-CP của Chính phủ: Về quản lý và sử dụng con dấu
II. Hộ kinh doanh là gì?
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.(khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)
III. Hộ kinh doanh có được sử dụng con dấu hay không?
Hiện nay Con dấu bao gồm 2 loại:
– Con dấu mang tính pháp lý chẳng hạn như con dấu của tổ chức có tư cách pháp nhân, con dấu của các cơ quan nhà nước…;
– Con dấu không có tính pháp lý như là dấu sao y bản chính, dấu đã thu tiền/chưa thu tiền, dấu chức danh…
Để được sử dụng con dấu pháp lý thì phải đáp ứng được các điều kiện tại Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, như sau:
– Được thành lập theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan;
– Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật Dân sự 2015;
– Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
– Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 5 Nghị định 99/2016/NĐ-CP về điều kiện sử dụng con dấu thì:
– Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng con dấu khi đã có quy định về việc được phép sử dụng con dấu trong văn bản quy phạm pháp luật hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền; phải đăng ký mẫu con dấu trước khi sử dụng.
– Cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước chỉ được sử dụng một con dấu theo mẫu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định…
Tuy nhiên, Hộ kinh doanh lại không có tư cách pháp nhân do hộ kinh doanh tồn tại dựa trên toàn bộ tài sản của người đăng ký thành lập. Như vậy hộ gia đình sẽ không đủ điều kiện được phép sử dụng con dấu pháp nhân hay được phép đăng ký mẫu dấu và chịu sự điều chỉnh của Nghị định 99/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu.
Hộ kinh doanh vẫn có thể tự in có dấu có mang tính pháp lý mà không cần thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Con dấu này sẽ chỉ được sử dụng con dấu này để cung cấp thông tin địa chỉ, logo, chữ ký nhằm mục đích cung cấp thông tin và thay thế phần thông tin của hộ kinh doanh.
IV. Quy định về con dấu của hộ kinh doanh
Như đã phân tích ở trên Hộ kinh doanh có thể thiết kế và khắc con dấu của mình mà không cần phải đăng ký với cơ quan quản lý kinh doanh nhằm mục đích cung cấp thông tin và thay thế phần thông tin của hộ kinh doanh. Tuy nhiên, hộ kinh doanh phải tuân thủ 3 quy định về con dấu như sau:
– Mẫu dấu không được trùng lặp, gây nhầm lẫn với các mẫu dấu đã được thông báo tại Cổng thông tin điện tử về đăng ký doanh nghiệp;
– Nội dung con dấu hộ kinh doanh thường bao gồm các thông tin sau:
+ Tên hộ kinh doanh;
+ Mã số thuế;
+ Địa chỉ hộ kinh doanh.
– Mẫu dấu không được vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ.
Trên đây là những giải đáp vấn đề hộ kinh doanh có được sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL
Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội
Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066
Chuyên viên: Thảo My
Ngày xuất bản: 30/12/2023