Giải quyết bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người bị hại

Giải quyết bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người bị hại

Bồi thường thiệt hại về tinh thần là gì? Việc bồi dưỡng như vậy giúp ích được gì cho người bị hai? Cùng tìm hiểu về tiêu đề đó trong bài viết dưới đây nhé.

Thiệt hại về tinh thần là gì?

Thiệt hại về tinh thần (tổn thất về tinh thần) được hiểu là do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị xa lánh, bị hiểu nhầm…

Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc suy sụp về tâm lí, tình cảm của cá nhân.

Khác với thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tỉnh thần không có tiêu chí chung để xác định cho mọi cá nhân bởi điều kiện, hoàn cảnh của từng cá nhân là khác nhau.

Căn cứ trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 361 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) đã quy định Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể.(Xem thêm: Điều kiện khởi kiện dân sự diễn ra như thế nào? )

Thiệt hại về tinh thần được quy định cụ thể tại các Điều 590, 591 và 592 BLDS 2015, bao gồm thiệt hại về tinh thần trong trường hợp sau:

  • Do sức khỏe bị xâm phạm;
  • Do tính mạng bị xâm phạm;
  • Do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm.

Theo quy định tại Điều 584 của Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) thì người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan quy định khác.

Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần chỉ phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:

  • Phải có thiệt hại xảy ra

Như nội dung phân tích trên thì sẽ bao gồm thiệt hại do sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

  • Phải có hành vi trái pháp luật

Hành vi trái pháp luật là hành vi xử sự cụ thể của con người thực hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với quy định của pháp luật.

  • Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật.

Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại.

  • Phải có lỗi cố ý hoặc vô ý của người gây ra thiệt hại
  • Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây ra thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn nhưng vẫn để mặc cho thiệt hại xảy ra.(Xem thêm: Cần làm gì khi bị công an triệu tập lên làm việc )
  • Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy tra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.
Giải quyết bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người bị hại

Giải quyết bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người bị hại

Khi nào được xác định thiệt hại về tinh thần

Căn cứ theo Điều 590, 591, 592 và 604 BLDS 2015 thì xác định thiệt hại tổn thất tinh thần khi:

  • Do sức khỏe bị xâm phạm: Khi xác định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, Tòa án phải dựa vào các chứng từ do đương sự cung cấp để quyết định mức bồi thường. Tuy nhiên có những khoản chi phí không thể có hóa đơn như: khoản chi phí thuê xe máy đưa người đi cấp cứu thường không có hóa đơn, chứng từ nên khi xác định Hội đồng xét xử thường chỉ dựa vào thực tế chi phí của người bị thiệt hại để xác định.
  • Do tính mạng bị xâm phạm: Bao gồm chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; Chi phí hợp lý cho việc mai táng; tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng và tiền bù đắp tổn thất tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại.
  • Do danh dự,nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm: Chi phí hợp lý để hạn chế khắc phục thiệt hại và thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Tùy từng trường hợp ngoài việc buộc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai, Tòa án quyết định người gây thiệt hại do hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín phải bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị xâm phạm nhưng không vượt quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.(Xem thêm: Cách giải quyết tranh chấp dân sự nhanh nhất )
  • Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc của chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
  • Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại tinh thần như ra sao?

Theo Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp quy định khác.

Về nguyên tắc bồi thường thiệt hại Điều 585 Bộ luật này cũng quy định như sau:

  • Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ, kịp thời.
  • Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường có thể bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường có thể là một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.(Xem thêm: Bảo vệ quyền lợi người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự )
  • Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
  • Nếu mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

Mức bồi thường thiệt hại tinh thần là bao nhiêu?

Trường hợp sức khỏe bị xâm phạm

Mức bồi thường tối đa không quá 50 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (theo khoản 2 Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015).

Lương cơ ở hiện nay đang ở mức 1.490.000 đồng.

Vậy bồi thường thiệt hại trong trường hợp sức khỏe bị xâm phạm tối đa là: 1,49 triệu x 50 = 7450000 đồng.

Trường hợp tính mạng bị xâm phạm

Mức bồi thường tối đa không quá 100 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (theo khoản 2 Điều 591 Bộ luật Dân sự)

Mức bồi thường thiệt hại trường hợp tính mạng xâm phạm tối đa là 1,49 triệu đồng x 100 = 149 triệu đồng

Trường hợp thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

Mức bồi thường tối đa không quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (khoản 2 Điều 592 Bộ luật Dân sự), có nghĩa tối đa không quá 14,9 triệu đồng.

Thực tế, việc xác định mức độ mất mát về tình cảm, tinh thần… là rất khó nên việc bồi thường bao nhiêu tuỳ vào từng trường hợp cụ thể.

Mọi thông tin tư vấn hỗ trợ về dịch vụ vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1 đường Nguyễn Hoàng Tôn, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222

Email:  admin@winlegal.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *