CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP AN NINH – CHÍNH TRỊ CỦA ASEAN

Những cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN không chỉ giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên mà một số cơ chế còn có thể được áp dụng nhằm giải quyết tranh chấp giữa thể nhân và chính phủ quốc gia thành viên, trong đó có Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á (TAC) năm 1976. Hãy cùng WINLEGAL tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.

CƠ SỞ PHÁP LÝ

  • Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á (TAC) năm 1976.

1. HIỆP ƯỚC THÂN THIỆN VÀ HỢP TÁC ĐÔNG NAM Á (TAC)

  • Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) năm 1976 được các nhà lãnh đạo của 5 nước thành viên sáng lập ASEAN ký kết tại Hội nghị cấp cao của ASEAN lần thứ nhất, tổ chức tại thủ đô Bali ngày 24/02/1976. 
  • Mục đích của TAC là nhằm thúc đẩy nền hòa bình vĩnh viễn, sự thân thiện và hợp tác lâu bền giữa nhân dân các bên tham gia Hiệp ước, góp phần vào sức mạnh, tình đoàn kết và quan hệ chặt chẽ hơn của các bên.
  • Tính đến nay, TAC là văn kiện pháp lý đầu tiên và duy nhất mà ASEAN cho phép các nước bên ngoài ASEAN tham gia với sự đồng ý của các quốc gia 3 thành viên. 
  • Năm 1989, quốc gia đầu tiên không phải là thành viên ASEAN tham gia TAC là Papua New Guines. Kể từ đó đến nay, một số quốc gia bên ngoài ASEAN gia nhập có thể kể đến như: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Pakistan, Hàn Quốc…

2. CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP AN NINH – CHÍNH TRỊ CỦA ASEAN THEO QUY ĐỊNH CỦA HIỆP ƯỚC TAC NĂM 1976

– Thứ nhất, về nguyên tắc giải quyết. Điều 2 Hiệp ước quy định: “Trong quan hệ của họ với nhau, các Bên tham gia Hiệp ước sẽ tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau đây: 

a) Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các Quốc gia; 

b) Quyền của mọi Quốc gia được tồn tại mà không có sự can thiệp, lật đổ hoặc áp bức của bên ngoài; 

c) Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; 

d) Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hoà bình;

e) Từ bỏ việc đe doạ hoặc sử dụng vũ lực; 

f) Hợp tác với nhau một cách có hiệu qủa”.

– Thứ hai, về phạm vi áp dụng.

  • Hiệp ước điều chỉnh tất cả các tranh chấp có thể phát sinh giữa các quốc gia mà không loại trừ tranh chấp trong lĩnh vực riêng biệt nào. Tuy nhiên, điều kiện trên chỉ là điều kiện cần, muốn giải quyết theo điều khoản của Hiệp ước phải có điều kiện đủ đó là sự chấp thuận áp dụng điều khoản của Hiệp ước của tất cả các bên tranh chấp. 
  • Điều 1 Hiệp ước TAC quy định: “Các điều khoản trên đây của Hiệp định này sẽ không được áp dụng đối với một cuộc tranh chấp trừ phi tất cả các bên tranh chấp đồng ý áp dụng những điều khoản đó vào tranh chấp. Tuy nhiên, điều đó không loại trừ việc các Bên khác tham gia Hiệp ước không phải là một bên tranh chấp đưa ra mọi giúp đỡ có thể để giải quyết tranh chấp nói trên. Các bên tranh chấp cần có thái độ sẵn sàng đối với các đề nghị giúp đỡ đó”.
  • Như vậy, nếu có bất kỳ tranh chấp nào không đồng ý áp dụng Hiệp ước TAC và các Nghị định thư sửa đổi, bổ sung để giải quyết tranh chấp thì các điều khoản của Hiệp ước và Nghị định thư cũng không có giá trị ràng buộc đối với tất cả các bên tranh chấp đó. 
  • Việc không thể nhất trí trong vấn đề lựa chọn biện pháp giải quyết tranh chấp rất có thể sẽ lại đưa các bên đến những bất đồng mới. Hiệp ước thân thiện và hợp tác, đúng như tên gọi của nó, chỉ có giá trị thực thi trên thực tế nếu như các bên đều thân thiện và hợp tác với nhau.

– Thứ ba, về cơ cấu, trình tự, thủ tục.

  • Theo tinh thần Điều 1 của Hiệp ước, các bên có quyền lựa chọn áp dụng các biện pháp theo quy trình riêng của ASEAN hoặc các biện pháp được quy định tại khoản 1 Điều 33 Hiến chương Liên Hợp Quốc gồm: (1) Đàm phán; (2) Các biện pháp thông qua bên thứ ba: điều tra, trung gian, hoà giải; (3) Giải quyết tại trọng tài hoặc toà án quốc tế; (4) Giải quyết theo quy trình riêng của những tổ chức hoặc những hiệp định khu vực; (5) Các biện pháp hoà bình khác tuỳ theo sự lựa chọn của mình. 
  • Theo quy định Hiệp ước TAC, khi có tranh chấp xảy ra, nếu các bên thoả thuận lựa chọn áp dụng quy trình của ASEAN thì tranh chấp được giải quyết như sau: 
  • Các nước thành viên có bất đồng, tranh chấp phải chủ động thương lượng hữu nghị để giải quyết; 
  • Nếu không đạt được thỏa thuận qua thương lượng, các bên sẽ thành lập Hội đồng cấp cao (cấp bộ trưởng của mỗi quốc gia thành viên). Hội đồng này sẽ xem xét tranh chấp và đưa ra những khuyến nghị về các biện pháp giải quyết phù hợp (trung gian, hoà giải,…). Hội đồng cũng có thể là bên trung gian hoặc theo thoả thuận của các bên tranh chấp, hoạt động như một uỷ ban trung gian điều tra hoà giải. 
  • Quy trình cụ thể giải quyết tranh chấp, cơ cấu, tổ chức, quy chế hoạt động của Hội đồng Cấp Cao được quy định chi tiết hơn tại Quy chế của Hội đồng Cấp Cao của Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á. 
  • Thủ tục giải quyết tranh chấp gồm: Thủ tục khởi đầu, thủ tục triệu tập họp, thủ tục tại cuộc họp và ra quyết định.

Trên đây là những nội dung về cơ chế giải quyết tranh chấp an ninh – chính trị của ASEAN theo quy định của Hiệp ước TAC năm 1976, WINLEGAL chia sẻ đến bạn đọc. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Minh Trang

Ngày xuất bản: 15/10/2023

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *