BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI THEO CÔNG ƯỚC BERNE

Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, được ký tại Bern (Thụy Sĩ) năm 1886, lần đầu tiên thiết lập và bảo vệ quyền tác giả giữa các quốc gia có chủ quyền mà Việt Nam tham gia. Hãy cùng WINLEGAL tìm hiểu về bảo hộ quyền tác giả theo Công ước Berne trong bài viết dưới đây nhé.

CƠ SỞ PHÁP LÝ

  • Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật năm 1886;
  • Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2022.

1. QUYỀN TÁC GIẢ LÀ GÌ?

  • Khoản 2 Điều 4 Luật SHTT năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2022 (Luật SHTT) quy định: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.
  • Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm.

2. BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI THEO CÔNG ƯỚC BERNE

– Thứ nhất, về các nguyên tắc bảo hộ.

  • Nguyên tắc đối xử quốc gia. Nguyên tắc đặt ra cho mỗi quốc gia thành viên sẽ dành sự bảo hộ cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học của công dân quốc gia thành viên khác của công ước tương tự như sự bảo hộ tác phẩm của công dân chính quốc gia mình . 
  • Nguyên tắc bảo hộ tự động. Quyền tác giả phát sinh ngay khi tác phẩm định hình dưới dạng vật chất nhất định không lệ thuộc vào bất cứ thủ tục nào như đăng ký cấp giấy chứng nhận, nộp lưu chiểu hoặc các thủ tục tương tự khác. 
  • Nguyên tắc bảo hộ độc lập. Một tác phẩm được bảo hộ không phụ thuộc vào việc tác phẩm đó có được bảo hộ hay không tại quốc gia gốc của nó. Ngoại lệ của nguyên tắc này theo khoản 8 Điều 7 Công ước: “Trong bất kỳ trường hợp nào, thời hạn bảo hộ sẽ do Luật pháp của nước công bố bảo hộ quy định. Tuy nhiên, nếu Luật pháp của nước đó không có những quy định khác thì thời hạn bảo hộ sẽ không quá thời hạn được quy định ở Quốc gia gốc của tác phẩm”

– Thứ hai, về đối tượng bảo hộ. Các tác phẩm gốc trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học; Các tác phẩm phái sinh; Các tuyển tập tác phẩm văn học và nghệ thuật theo Điều 2 Công ước Berne.

– Thứ ba, về tác giả được bảo hộ. Tác giả được bảo hộ gồm công dân của những nước hoặc cư trú tại những nước có tác phẩm công bố hoặc chưa công bố; công dân của những nước hoặc cư trú tại những nước không phải là thành viên của công ước nhưng có tác phẩm lần đầu tiên công bố tại một nước là thành viên công ước. 

– Thứ tư, về quyền được bảo hộ. Công ước quy định các quyền độc quyền của tác giả bao gồm quyền tinh thần, quyền dịch, quyền sao chép, một số quyền đối với tác phẩm kịch và nhạc, quyền phát sóng, một số quyền với tác phẩm văn học, quyền phóng tác, cải biên, chuyển thể, quyền liên quan đến điện ảnh, quyền tiếp theo, quyền thực thi quyền được bảo hộ. 

– Thứ năm, về thời hạn bảo hộ.

  • Công ước đưa ra hai nguyên tắc tính thời hạn bảo hộ. Cụ thể:
  • Nguyên tắc tính thời hạn bảo hộ theo đời người được quy định là khoảng thời gian suốt đời của tác giả cộng thêm 50 năm sau khi tác giả qua đời.
  • Nguyên tắc tính thời gian bảo hộ dựa vào thời điểm công bố được quy định là khoảng thời gian 50 năm đối với tác phẩm điện ảnh hoặc thời điểm tác phẩm được sáng tạo nếu chưa công bố.
  • Đối với những tác phẩm khuyết danh hay bút danh, thời hạn bảo hộ 50 năm kể từ ngày phổ biến hợp pháp ra công chúng. Tuy nhiên, khi bút hiệu tác giả biểu lộ không chút hoài nghi về danh tính của tác giả thì thời hạn bảo hộ được tính theo nguyên tắc tính thời hạn bảo hộ theo đời người.

Trên đây là những nội dung về quyền tác giả có yếu tố nước ngoài theo Công ước Berne năm 1886, WINLEGAL chia sẻ đến bạn đọc. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Minh Trang

Ngày xuất bản: 15/10/2023

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *