Thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm

Do một tài sản có thể được đảm bảo cho nhiều nghĩa vì vậy khi xử lý tài sản phải thanh toán cho tất cả các bên được bảo đảm. Một vấn đề đặt ra là phải thanh toán cho bên được bảo đảm trước bên nào sau. Khi bên nào cũng muốn được nhận trước. Vậy để giải quyết vấn đề này pháp luật có quy định như thế nào?

Trong phạm vi bài viết, Công ty luật Winlaegal sẽ làm rõ vấn đề thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản.

1.Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật dân sự 2015

2.Xử lý tài sản bảo đảm là gì

Xử lý tài sản bảo đảm là việc bên bên nhận bảo đảm thực hiện một trong các phương thức xử lý tài sản bảo đảm mà Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật khác về giao dịch đã quy định nhằm ứng quyền lợi của mình trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm.

3.Các trường hợp cần xử lý tài sản bảo đảm

Theo Điều 299 Bộ luật dân sự 2013 thì các trường hợp xử lý tài sản đảm bảo bao gồm:

– Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

– Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.

– Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.

Lưu ý: Nếu việc bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình mà việc không thực hiện, thực hiện không đúng này thuộc trường hợp bất khả kháng thì bên vi phạm sẽ được miễn trách nhiệm dân sự. Lúc này tài sản bảo đảm không bị xử lý.

4.Thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm

Cụ thể tại Điều 308 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm như sau:

Thứ nhất trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng.

 Theo quy định tại khoản 1 Điều 297 BLDS năm 2015, thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba là kể từ khi:

 (i) Đăng ký biện pháp bảo đảm;

 (ii) Bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ TSBĐ. 

Bên cạnh đó, Điều 23 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP bổ sung thêm thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba là kể từ khi:

 (iii) Người quản lý tài sản nhận trực tiếp TSBĐ (trong trường hợp cầm cố, đặt cọc, ký cược);

 (iv) Hợp đồng bảo đảm có hiệu lực trong trường hợp người khác đang quản lý trực tiếp tài sản mà tài sản này được dùng để cầm cố, đặt cọc hoặc ký cược; 

(v) Tài sản ký quỹ được gửi vào tài khoản phong tỏa tại tổ chức tín dụng (TCTD) nơi ký quỹ.

Theo các quy định trên, thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng với người thứ ba. Cụ thể như trường hợp phổ biến nhất là theo thứ tự đăng ký biện pháp bảo đảm nếu các biện pháp đều được đăng ký hoặc có biện pháp bảo đảm đăng ký và biện pháp bảo đảm không đăng ký nhưng bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ TSBĐ (cầm cố, cầm giữ, đặt cọc, ký cược) thì ưu tiên thanh toán cho người nhận bảo đảm có biện pháp bảo đảm xác lập hiệu lực đối kháng trước (theo thời điểm đăng ký hoặc nắm giữ, chiếm giữ tài sản)

Thứ hai trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước.

Trong trường hợp này, các biện pháp có phát sinh hiệu lực đối kháng sẽ được ưu tiên hơn, tức là nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm được đăng ký hoặc nắm giữ, chiếm giữ hợp pháp được thanh toán trước, sau đó đến các nghĩa vụ không đăng ký biện pháp bảo đảm.

Thứ ba trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.

Đây là nguyên tắc được áp dụng trong trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba. Thứ tự theo thời gian được thừa nhận là nguyên tắc chung trong việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán. Pháp luật của Anh quy định trong trường hợp có xung đột quyền yêu cầu thanh toán giữa các chủ nợ có bảo đảm có lợi ích bảo đảm ngang nhau trên cùng một tài sản thì chủ nợ có lợi ích bảo đảm được xác lập trước được hưởng quyền ưu tiên trừ trường hợp quyền ưu tiên bị mất bởi các quy tắc pháp lý khác. Pháp luật của Mỹ cũng quy định bên nhận bảo đảm đăng ký trước thì được hưởng quyền ưu tiên so với bên nhận bảo đảm đăng ký sau trên cùng một tài sản bảo đảm

Lưu ý: Thứ tự ưu tiên thanh toán quy định tại khoản 1 Điều 308 Bộ luật Dân sự 2015 có thể thay đổi, nếu các bên cùng nhận bảo đảm có thỏa thuận thay đổi thứ tự ưu tiên thanh toán cho nhau. Bên thế quyền ưu tiên thanh toán chỉ được. 

Có thể thấy khi một tài sản đảm bảo được sử dụng để đảm bảo cho nhiều nghĩa vụ thì khi xử lý tài sản đảm bảo pháp luật đã quy định rõ thứ tự ưu tiên được thanh toán. Tuy nhiên theo bản chất của dân sự đó là sự thỏa thuận của các bên. Do đó có bên hoàn toàn có thể thỏa thuận thứ tự ưu thanh toán khác so với quy định của pháp luật.

Trên đây là những giải đáp về thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Thảo My

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *