Trường hợp thấy người khác bị tai nạn mà không cứu giúp thì có bị xử lý không? Trong phạm vi bài viết này, Công ty luật Winlegal sẽ giúp các giải đáp câu hỏi trên theo quy định của pháp định.
Mục lục
I. Cơ sở pháp lý
- Bộ luật hình sự 2015
- Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dich điện tử
II. Thấy người bị tai nạn mà không cứu giúp có bị xử lý không?
Trong trường hợp tai nạn giao thông, đuối nước, phát bệnh,…nếu không được cứu giúp kịp thời thì người gặp nạn có thể nguy hiểm đến tính mạng, thậm chí chết người. Do đó gặp người trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, người có điều kiện mà không cứu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
Theo Điều 132 Bộ luật hình sự 2015 như sau:
“1.Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a)Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
b)Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.
3.Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.”
Trong đó, căn cứ theo quy định trên, để có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này cần phải thỏa mãn các dấu hiệu sau:
– Người phạm tội đã nhìn thấy có người bị tai nạn hoặc trong trường hợp khác đang bị nguy hiểm có thể dẫn đến bị chết nhưng không có hành động gì để việc cứu giúp nạn nhân.
– Người phạm tội phải là người có điều kiện để cứu giúp nạn nhân. Cụ thể, họ có thể đưa người bị nạn đi cấp cứu, gọi cấp cứu hoặc biết cách sơ cứu nạn nhân… để ngăn chặn hậu quả chết người xảy ra, nhưng họ đã không hành động, tức không cứu giúp người bị nạn.
– Về hậu quả: Hậu quả chết người phải là hệ quả tất yếu của hành vi không cứu giúp người bị nạn. Nếu hậu quả người trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng không chết thì người không cứu giúp sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, nếu thỏa mãn các dấu hiệu trên, người phạm tội có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù đến 07 năm.
Đồng thời, cũng theo Điều 132, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.
Ngoài ra còn bị xử phạt hành chính trong trường hợp không cứu giúp người bị tai nạn giao thông: Theo điểm a khoản 7 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi vi phạm không cứu giúp người bị tai nạn giao thông khi có yêu cầu.
Dù xét trên phương diện đạo đức hay pháp luật thì việc cứu giúp người khác khi họ đang trong tình cảnh hoạn nạn là một điều cần thiết và quan trọng.
Đừng thờ ơ, vô cảm khi nhìn thấy người bị nạn, hay đôi khi chỉ là sợ trách nhiệm, ngại bị liên lụy nên mọi người đã bỏ mặc sự cầu cứu giúp đỡ. Hành động đó không chỉ dẫn đến tình trạng vô cảm và tha hóa đạo đức trong xã hội mà còn được xem là hành vi vi phạm pháp luật, cần phải sửa chữa, khắc phục kịp thời.
Trên đây là những giải đáp về câu hỏi: thấy người bị tai nạn mà không cứu giúp có bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL
Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội
Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066
Chuyên viên: Thảo My
Ngày xuất bản: 22/01/2024