Quy trình khởi tố vụ án hình sự diễn ra như thế nào?

Quy trình khởi tố vụ án hình sự diễn ra như thế nào?

Tôi muốn biết quy trình của một vụ khởi tố vụ án hình sự gồm những gì? Căn cứ vào đâu để có bằng chứng xác thực nhất để thực hiện? Hãy cùng phân tích sâu trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé. Trân trọng!

1. Căn cứ để khởi tố vụ án hình sự

Căn cứ tại Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự quy định:

  • Tố giác của cá nhân
  • Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân
  • Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng
  • Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước
  • Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm
  • Người phạm tội tự thú

2. Cơ quan tham gia điều tra, khởi tố vụ án hình sự

2.1 Cơ quan điều tra

Cơ quan điều tra có trách nhiệm khởi tố vụ án trong mọi trường hợp. Trừ những vụ việc do Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành điều tra; Viện kiểm sát; Hội đồng xét xử đang thụ lý, giải quyết. Cơ quan điều tra có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Nếu không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì thẩm quyền khởi tố vụ án thuộc Cơ quan điều tra nơi nhận được nguồn tin; hoặc nơi người bị tố giác, người bị tạm giữ cư trú.

Thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra do Thủ trưởng; Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra được phân công điều tra vụ án thực hiện

2.2 Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

Bộ đội biên phòng; Hải quan; Kiểm lâm; Lực lượng Cảnh sát biển; Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền khởi tố vụ án trong lĩnh vực và địa bàn quản lý của mình. Nhưng sau đó phải chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát; Cơ quan điều tra trong thời hạn quy định tại Điều 164 Bộ luật tố tụng hình sự.(Xem thêm: Tố tụng hình sự là gì? )

Trong khi làm nhiệm vụ của mình, nếu các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong Quân đội nhân dân; Công an nhân dân phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thì có quyền khởi tố vụ án, tiến hành hoạt động điều tra ban đầu. Sau đó phải chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 07 ngày từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án

Chỉ có Thủ trưởng đơn vị; Thủ trưởng cơ quan đối với đơn vị Bộ đội biên phòng và các cơ quan khác của Công an nhân dân; Quân đội nhân dân mới có thẩm quyền khởi tố vụ án.

2.3 Viện kiểm sát nhân dân

Viện kiểm sát chỉ ra quyết định khởi tố vụ án trong trường hợp:

  • Viện kiểm sát hủy bỏ Quyết định khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra; Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
  • Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết nguồn tin về tội phạm. (Xem thêm: Thay đổi, từ chối người bào chữa chỉ định theo Bộ luật tố tụng hình sự )
  • Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm; hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử

Pháp luật không quy định cụ thể lãnh đạo Viện kiểm sát có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án. Như vậy những người nào đủ tư cách đại diện Viện kiểm sát đều có thẩm quyền khởi tố vụ án

2.4 Hội đồng xét xử

Hội đồng xét xử chỉ khởi tố vụ án khi đang xét xử vụ án hình sự mà phát hiện ra tội phạm hoặc người phạm tội mới cần điều tra

3. Quy trình điều tra khởi tố vụ án hình sự

Các cơ quan quy định tại Điều 163 Bộ luật Hình sự 2015 có thẩm quyền tiến hành điều tra vụ án Hình sự:

  • Cơ quan điều tra của Công an nhân dân điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
  • Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.
  • Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.
  • Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.(Xem thêm: Quy trình, cách lấy lời khai đối tượng hình sự )

Các hoạt động điều tra vụ án hình sự của Cơ quan điều tra bao gồm:

  • Khởi tố và hỏi cung bị can theo quy định tại chương XI Bộ luật tố tụng hình sự 2015
  • Lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, đối chất và nhận dạng theo quy định tại chương XII Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015
  • Khám xét, thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật theo quy định tại chương XIII Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015
  • Khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, thực nghiệm điều tra theo quy định tại chương XIV Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015
  • Giám định và định giá tài sản theo quy định tại chương XV Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

Căn cứ theo Điều 172 Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định thì thời hạn điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.

Khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra phải ra bản kết luận điều tra căn cứ theo khoản Điều 232 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015.

Mọi thông tin tư vấn hỗ trợ về dịch vụ vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1 đường Nguyễn Hoàng Tôn, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222

Email:  admin@winlegal.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *