Khi tiến hành hỏi cung bị can thì điều tra viên phải lập biên bản hỏi cung cung bị can. Biên bản hỏi cung bị can có vai trò rất quan trọng trong việc xét xử sau này. Trong phạm vi bài viết này, Công ty luật Winlegal sẽ tìm hiểu về biên bản hỏi cung bị can theo quy định của pháp luật.
Mục lục
1. Cơ sở pháp lý
- Bộ luật tố tụng hình sự 2015
2. Hỏi cung bị can là gì?
Dưới góc độ khoa học điều tra tội phạm, hỏi cung bị can là “biện pháp điều tra được tiến hành nhằm thu thập lời khai của bị can về các tình tiết có liên quan đến vụ án, phục vụ công tác điều tra và xử lý đối với vụ án đó.
Từ định nghĩa trên có thể thấy:
– Vị trí của hỏi cung bị can là một trong những biện pháp điều tra cơ bản của giai đoạn điều tra vụ án hình sự
– Mục đích của hỏi cung bị can là thu thập và mô tả theo trình tự tố tụng hình sự thật đầy đủ, chính xác, khách quan lời khai của bị can về vụ án hình sự, hành vi phạm tội của bị can cùng đồng bọn và những tin tức, tài liệu khác mà bị can biết có ý nghĩa đối với hoạt động điều tra, xử lý vụ án và phòng ngừa phạm tội.
– Việc hỏi cung sẽ do điều tra viên, kiểm sát viên thực hiện.
3. Nội dung của biên bản hỏi cung can
Căn cứ theo Điều 184 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Điều 178 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Điều 133 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì nội dung của biên bản hỏi cung bị can bao gồm những thông tin sau đây:
– Ghi rõ địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm, thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc hỏi cung bị can;
– Nội dung của hoạt động hỏi cung bị can;
– Người có thẩm quyền tiến hành hỏi cung bị can, người tham gia hoặc người liên quan đến hoạt động hỏi cung bị can, khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của họ.
– Biên bản phải có chữ ký của những người quy định tại Điều 184 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
4. Quy định về biên bản hỏi cung bị can
Một biên bản hỏi cung bị can sẽ có giá trị pháp lý khi đáp ứng các yêu cầu sau:
– Biên bản cần có những nội dung nêu trên. Nghiêm cấm điều tra viên thêm, bớt, sửa lời khai của bị can.
– Biên bản phải ghi đầy đủ lời trình bày của bị can, các câu hỏi và câu trả lời. Nghiêm cấm Điều tra viên, Cán bộ điều tra tự mình thêm, bớt hoặc sửa chữa lời khai của bị can.
– Sau khi hỏi cung, Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải đọc biên bản cho bị can nghe hoặc để bị can tự đọc.
– Trường hợp bổ sung, sửa chữa biên bản thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra và bị can cùng ký xác nhận. Nếu biên bản có nhiều trang thì bị can ký vào từng trang biên bản. Trường hợp bị can viết bản tự khai thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra và bị can cùng ký xác nhận vào bản tự khai đó.
– Trường hợp người tham gia tố tụng không ký vào biên bản thì người lập biên bản ghi rõ lý do và mời người chứng kiến ký vào biên bản.
– Trường hợp người tham gia tố tụng không biết chữ thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến. Biên bản phải có điểm chỉ của người tham gia tố tụng và chữ ký của người chứng kiến.
– Trường hợp người tham gia tố tụng có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc vì lý do khác mà không thể ký vào biên bản thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến và những người tham gia tố tụng khác. Biên bản phải có chữ ký của người chứng kiến.
5. Có bắt buộc phải lập biên bản hỏi cung bị can không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 184 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì mỗi lần hỏi cung bị can đều phải lập thành biên bản, để đảm bảo tính pháp lý khi sử dụng biên bản hỏi cung làm nguồn chứng cứ cho vụ án. Tránh trường hợp bị can chối rằng mình không có khai như thế.
Cho nên, mỗi lần hỏi cung bị can thì đều bắt buộc phải lập biên bản.
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 184 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
“Điều 184. Biên bản hỏi cung bị can
1. Mỗi lần hỏi cung bị can đều phải lập biên bản”.
6. Mỗi lần hỏi cung bị can có bắt buộc phải lập biên bản hay không?
Tại Điều 184 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về biên bản hỏi cung bị can như sau:
“Biên bản hỏi cung bị can
1. Mỗi lần hỏi cung bị can đều phải lập biên bản.
Biên bản hỏi cung bị can được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này; phải ghi đầy đủ lời trình bày của bị can, các câu hỏi và câu trả lời. Nghiêm cấm Điều tra viên, Cán bộ điều tra tự mình thêm, bớt hoặc sửa chữa lời khai của bị can.
…”
Theo đó, mỗi lần hỏi cung bị can thì đều phải lập biên bản.
7. Trước khi hỏi cung bị can thì Điều tra viên phải thông báo cho những ai?
Căn cứ theo Điều 183 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc hỏi cung bị can như sau:
“Hỏi cung bị can
1. Việc hỏi cung bị can do Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can. Có thể hỏi cung bị can tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của người đó. Trước khi hỏi cung bị can, Điều tra viên phải thông báo cho Kiểm sát viên và người bào chữa thời gian, địa điểm hỏi cung. Khi xét thấy cần thiết, Kiểm sát viên tham gia việc hỏi cung bị can.
…”
Như vậy, theo quy định nêu trên thì trước khi hỏi cung bị can, Điều tra viên phải thông báo cho những người sau đây về thời gian, địa điểm hỏi cung:
– Kiểm sát viên;
– Người bào chữa.
Trên đây là những giải đáp về biên bản hỏi cung bị can theo quy định của pháp luật. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL
Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội
Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066
Chuyên viên: Thảo My