Ôtô gây tai nạn nghiêm trọng tại ngã tư Xuân La – Võ Chí Công

Chiều qua ngày 5/4/2023, tại ngã tư Xuân La – Võ Chí Công xẩy ra vụ tai nạn liên hoàn thảm khốc do một ô tô mất phanh đâm trực diện vào 17 người đi đường. Hiện trường vụ việc trở nên vô cùng hỗn loạn với số người bị thương rất lớn ở nhiều cấp độ. Rất may, hiện tại chưa ghi nhận trường hợp thương vong nào trong vụ việc trên. Vậy lái xe sẽ chịu sự xử lý ra sao khi vi phạm quy định an toàn giao thông gây ra hậu quả nặng nề . Đây chắc hẳn là câu hỏi đang được nhiều người quan tâm.

I. Điều khiển xe gây tai nạn xử lý như thế nào theo Bộ luật Hình sự?

Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 (Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017).

“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

  1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
  • Làm chết người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng…” Cải tạo không giam giữ đến 3 năm. Hoặc phạt tù từ 1 – 5 năm
  1. Một số tình tiết tăng nặng :
  • Nếu người điều khiển phương tiện, tham gia giao thông mà không có GPLX, gây thiệt mạng 2 người. Vượt quá nồng độ cồn cho phép hoặc sử dụng chất kích thích mạnh.Gây thương tổn cho sức khỏe của 2 người, với tổng mức tỷ lệ từ 122% – 200%. Gây thiệt hại về tài sản từ 500 triệu – dưới 1,5 tỷ đồng. Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển, hướng dẫn giao thông có thể chịu phạt tù từ 3 – 10 năm.
  • Nếu hậu quả tai nạn gây thiệt mạng 3 người. Gây thương tổn cho sức khỏe của 3 người, với tổng mức tỷ lệ từ 200% trở lên. Gây thiệt hại về tài sản từ 1,5 tỷ đồng trở lên có thể chịu phạt tù từ 7 – 15 năm. Người phạm tội có thế bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 – 5 năm.

II. Điều khiển xe gây tai nạn, đã bồi thường bị phạt như thế nào?

Khoản 3 Điều 29 của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 nêu rõ việc miễn trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra, lỗi vô ý phạm tội được quy định rõ tại Điều 11 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, cụ thể như sau:

Người phạm tội thấy trước hành vi có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

Người phạm tội không thấy trước hành vi có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

  1. Điều 9 và Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, quy định về phân loại tội phạm đối với hành vi vi phạm Luật giao thông Đường bộ, cụ thể như sau:

Phạt cao nhất 01 năm tù khi xác định là thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng (căn cứ khoản 4, Điều 260, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017).

Phạt nhiều nhất 05 năm tù nếu xác định là thực hiện tội phạm nghiêm trọng (căn cứ khoản 1, Điều 260, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017).

Phạt tối đa từ 05 – 10 năm tù nếu xác định là thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng (khoản 2 và khoản 3, Điều 260, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017).

  1. Người điều khiển xe gây tai nạn giao thông đã thực hiện bồi thường có thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện:
  • Phạm tội thuộc các trường được quy định trong khoản 1 hoặc khoản 4 Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
  • Được người bị hại hoặc người đại diện của người đó tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự.

III. Trách nhiệm bồi thường khi xảy ra tai nạn giao thông?

Người điều khiển xe gây tai nạn giao thông phải thực hiện bồi thường cho bên thiệt hại dựa trên Bộ luật Dân sự 2015.

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015 xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

Tài sản bị hư hỏng, bị hủy hoại hoặc bị mất;

Lợi ích gắn liền việc, khai thác tài sản bị mất, giảm sút;

Chi phí phù hợp để ngăn chặn, hạn chế và giải quyết thiệt hại;

Thiệt hại khác do Luật quy định.

Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

Dựa trên Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015, những thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm gồm:

  • Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất hoặc giảm sút của người bị tai nạn;
  • Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu thu nhập thực tế của người bị hại không ổn định, hoặc không thể xác định thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
  • Chi phí phù hợp và phần thu nhập thực tế của người chăm sóc người bị tai nạn trong thời gian điều trị. Nếu người bị tai nạn cần người thường xuyên chăm sóc hoặc mất khả năng lao động thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc;
  • Thiệt hại khác do Luật quy định.

Ngoài ra, người chịu trách nhiệm bồi thường còn phải bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại bằng một khoản tiền khác. Mức bồi thường dựa trên thỏa thuận giữa các bên. Trường hợp không đạt được thỏa thuận thì mức bồi thường tối đa là không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trách nhiệm của người gây tai nạn giao thông dẫn tới chết người gồm:

  • Chi phí cho việc mai táng;
  • Tiền bồi thường và cấp dưỡng cho những người được hưởng nghĩa vụ cấp dưỡng bởi người bị thiệt hại;
  • Thiệt hại khác do Luật quy định

IV. Lái xe khi gây tai nạn giao thông cần làm gì?

Căn cứ vào Điều 38 Luật Giao thông đường bộ 2008, lái xe và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn phải có các trách nhiệm sau:

  • Dừng ngay phương tiện, giữ nguyên hiện trường, cấp cứu người bị nạn và có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
  • Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi lực lượng chức năng có mặt, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu, phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;
  • Thực hiện cung cấp thông tin xác thực về vụ việc cho cơ quan có thẩm quyền.
  • Khoản 17 Điều 8 của Luật Giao thông đường bộ 2008 cũng nghiêm hành vi cấm bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm.
  • Người điều khiển xe gây tai nạn giao thông sẽ phải chịu mức phạt khác nhau dựa vào những thiệt hại về thương tích, tính mạng và tài sản của người bị tai nạn. Người lái khi xảy ra va chạm cần bình tĩnh xử lý tình huống, tránh tuyệt đối hành vi trốn tránh trách nhiệm.

Ngoài ra, người điều khiển cần nắm thêm một số cách sau để biết được gây tai nạn giao thông xử lý như thế nào tốt nhất:

  • Giữ bình tĩnh
  • Ưu tiên kiểm tra thân thể bản thân và người bị va chạm có bị thương nặng không và gọi cấp cứu
  • Báo cảnh sát và giữ hiện trường như quy định bên trên
  • Quan sát hiện trường để kịp thời phát hiện các tình huống như rò rỉ xăng, dầu…
  • Kiểm tra tình trạng xe và bật đèn cảnh báo
  • Liên lạc công ty bảo hiểm để được thẩm định sớm nhất mức thiệt hại

Tai nạn giao thông là hậu quả đáng tiếc đôi khi nó là nguyên nhân bất khả kháng nhưng nhiều khi cũng là do lỗi chủ quan của người tham gia giao thông. Hậu quả vụ việc hoàn toàn phụ thuộc vào cách xử lý của người gây tai nạn.

Thông tin bên trên đã giải đáp thắc mắc điều khiển xe gây tai nạn xử lý như thế nào, cũng như các mức phạt. Người điều khiển phương tiện cần nắm chắc để tránh mắc phải sai lầm gây thiệt hại khi tham gia giao thông. Bên cạnh đó, độc giả hoàn toàn có thể nhờ đến sự hỗ trợ về pháp lý từ các luật sư từ Công ty Luật TNHH WinLegal tọa lạc tại Lô 09 khu N1 ngõ 01 đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222

Email: winlegal.vn@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *