Luật HN&GĐ 2014 đã kế thừa Luật HN&GĐ 2000 đặc biệt quan tâm, chú ý đến một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật là nguyên tắc bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em. Hãy cùng WINLEGAL tìm hiểu nhé.
CƠ SỞ PHÁP LÝ
- Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
- Hiến pháp năm 2013.
1. NGUYÊN TẮC BẢO VỆ PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM
- Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình là những nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo quán triệt toàn bộ hệ thống các quy phạm pháp luật HN&GĐ. Các quy tắc cơ bản này được quy định tại Điều 2 Luật HN&GĐ 2014.
- Khoản 2 Điều 58 Hiến pháp 2013 quy định: “Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người mẹ, trẻ em, thực hiện kế hoạch hóa gia đình”. Và nguyên tắc này cũng được nhấn mạnh tại khoản 4 Điều 2 Luật HN&GĐ 2014.
- Nguyên tắc bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em được tạo bởi hai nội dung là bảo vệ quyền phụ nữ và bảo vệ quyền trẻ em tại Luật HN&GĐ 2014.
- Bảo vệ quyền phụ nữ được quy định cụ thể trong các nội dung như: Trong chế định kết hôn, chế định quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, chế định quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con và chế định ly hôn.
- Bảo vệ quyền trẻ em được thể hiện trong những nội dung sau: Trong xác định cha mẹ con, quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con.
2. TÍNH CẦN THIẾT CỦA VIỆC GHI NHẬN NGUYÊN TẮC BẢO VỆ PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM
2.1. Tính tất yếu của việc ghi nhận nguyên tắc bảo vệ quyền phụ nữ trong Luật HN&GĐ
- Phụ nữ chiếm một nửa nhân loại và là lực lượng lao động quan trọng góp phần phát triển kinh tế – xã hội và thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Việc quy định quyền của phụ nữ trong pháp luật là sự ghi nhận về mặt pháp lý đối với vai trò của nữ giới trong xã hội, đây là bước tiến trong sự nghiệp giải phóng con người nói chung và giải phóng phụ nữ nói riêng.
- Ở Việt Nam, quyền của phụ nữ thực sự được đề cập đến từ khi nhân dân ta giành được độc lập từ tay thực dân phong kiến. Tuy nhiên, trong từng điều kiện, hoàn cảnh của đất nước nên ở mỗi thời kỳ, quyền của phụ nữ được thể hiện và phát triển vừa có tính kế thừa vừa có sự đổi mới.
- Luật HN&GĐ 2014 là cơ sở pháp lý quan trọng để đảm bảo các quyền hôn nhân và gia đình cho người phụ. Việc quan tâm và nghiên cứu về đời sống của người phụ nữ trong quan hệ hôn nhân và gia đình cần được nhìn nhận, xem xét một cách cụ thể và rõ ràng hơn thông qua các quy định của Luật HN&GĐ cũng như thực tiễn đời sống hôn nhân trong xã hội.
2.2. Tính tất yếu của việc ghi nhận nguyên tắc bảo vệ quyền trẻ em trong Luật HN&GĐ
- Trẻ em là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần nhưng không phải là người không biết cảm nhận được về sự an toàn hay nguy hiểm. Do đó, khi trẻ được sống trong một môi trường được bảo vệ, trẻ sẽ được tự do phát triển lành mạnh, tự do học tập, vui chơi, trẻ sẽ có cơ hội phát triển hết khả năng, tài năng, trí lực và tình cảm trong sáng để đến với xã hội với những phẩm chất tốt đẹp.
- Pháp luật với tính bắt buộc chung có khả năng tác động đến tất cả các đối tượng điều chỉnh với sức mạnh như những thước đo giá trị của cách hành xử nên pháp luật là một yếu tố quan trọng trong số các yếu tố có khả năng bảo vệ trẻ em.
- Luật HN&GĐ 2014 đã đặc biệt chú ý bảo vệ quyền của trẻ em trong những vụ việc giải quyết hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật và trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn tại Điều 12 và Điều 14.
- Bên cạnh đó, nhằm bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em, Luật còn ghi nhận nguyên tắc giao con dưới 36 tháng tuổi cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, trẻ em từ đủ 7 tuổi có quyền được bày tỏ ý kiến mong muốn được sống chung với cha hoặc mẹ trong trường hợp cha mẹ ly hôn hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con tại Điều 81.
Trên đây là nội dung về nguyên tắc bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em, WINLEGAL chia sẻ đến bạn. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL
Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội
Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066
Chuyên viên: Minh Trang
Ngày xuất bản: 15/10/2023