Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
- Hiến pháp năm 2013
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Ngày nay, vẫn còn có rất nhiều nơi ở vùng cao do họ thiếu hiểu biết về pháp luật nên tập tục bắt vợ vẫn còn, có khi những người con gái đang đi trên đường cũng sẽ bị bắt để những thanh niên trai tráng cưới về làm vợ. Khi mọi chuyện xong xuôi, nếu gia đình cô gái có biết sự việc thì cũng đã xong xuôi rồi, những bậc làm cha mẹ cô gái chỉ còn biết chấp nhận cuộc hôn nhân bất đắc dĩ. Theo quan niệm của họ, nhà trai đã dùng gà làm phép thì con gái mình đã trở thành người nhà khác, chết làm ma nhà người. Kể từ đó nhà họ sẽ không có quyền can thiệp vào nữa. Nhưng hiện nay Nhà nước đã đặt ra những quy định rất gắt gao để xử lý tập tục vô lý này.
I. Hủ tục là gì?
Theo định nghĩa trong từ điển Việt Nam thì hủ tục là từ được dùng để nói đến các phong tục, tập quán đã lạc hậu, lỗi thời. Những phong tục này không chỉ không thể đem lại lợi ích cho cộng đồng mà chúng còn gây cản trở cho sự phát triển của con người trong xã hội. Những hủ tục này được xem là các thói hư, tật xấu làm cho con người, xã hội ngày càng trì trệ, chậm phát triển hơn.
Những hủ tục tồn tài trong xã hội thường là vật cản, gánh nặng cho sự phát triển của toàn xã hội. Những hủ tục này còn đặc biệt nặng nề đối với những dân tộc thiểu số tại các vùng sâu, vùng xa tại Việt Nam.
Theo như nghiên cứu từ các chuyên gia, hủ tục có nguồn gốc từ đời sống tinh thần của con người trong xã hội. Những hủ tục này có thể đã tồn tại hàng trăm ngàn năm. Trước đây, những hủ tục này được coi là phong tục, tập quán trên từng vùng miền khác nhau nhưng trải qua nhiều năm với sự biến đổi của con người cùng xã hội thì những phong tục ấy đã trở thành các hủ tục lạc hậu. Trong thời gian phát triển của xã hội cùng con người thì hủ tục cũng có những thay đổi nhất định để có thể thích nghi cùng tồn tại.
Nhiều người, đặc biệt là cư dân của các dân tộc thiểu số luôn coi hủ tục là những điều lệ thiên kinh địa nghĩa. Con người sống trong xã hội bắt buộc phải tuân theo những hủ tục này mà không thể cãi lại. Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu rằng hủ tục là những điều luật có thể thay đổi được, hủ tục được hình thành và áp dụng ra sao là tùy thuộc vào con người và phương thức giáo dục của con người trong khu vực đó.
II. Theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 hủ tục bắt vợ có vi phạm pháp luật hay không?
Theo khoản 9 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:
“Cưỡng ép kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái với ý muốn của họ.”
“Cướp vợ” là hành vi cưỡng ép kết hôn. Thuộc các hành vi cấm kết hôn được quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
III. Hủ tục “bắt vợ” có vi phạm pháp luật theo Bộ luật Hình sự năm 2015 hay không?
Phong tục bắt vợ hay bắt chồng thường diễn ra ở một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đây được coi là một nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc trên.
Phong tục này nếu diễn ra mà không có biểu hiệu thể hiện sự đồng ý của các bên liên quan thì người thực hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo quy định Điều 157 Bộ luật Hình sự năm 2015 hiện hành quy định về hành vi bắt giữ người trái pháp luật và dẫn tới các hậu quả pháp lý nghiêm trọng, cụ thể:
“Điều 157. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật
1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 153 và Điều 377 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
g) Làm cho người bị bắt, giữ, giam hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn;
h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Làm người bị bắt, giữ, giam chết hoặc tự sát;
b) Tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục nhân phẩm của người bị bắt, giữ, giam;
c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Theo đó, người phạm tội bắt giữ người trái pháp luật có thể bị phạt tù lên đến 07 năm vì hành vi vi phạm pháp luật của mình.
Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc Hủ tục “bắt vợ” có vi phạm pháp luật không mà bạn quan tâm. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, Công ty Luật TNHH Winlegal cung cấp dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo triển khai nhanh, uy tín cho khách hàng. Mọi nhu cầu cần hỗ trợ tư vấn pháp lý xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL
Trụ sở chính: Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội
Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066
Chuyên viên: Ms. Thương
Ngày xuất bản: 18/12/2023