Mục lục
1. Sơ lược về Luật đầu tư qua các thời kỳ
Giai đoạn sau năm 1975 đến năm 1986 Việt Nam ta bước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội và hoạt động theo mô hình quan liêu bao cấp. Trong giai đoạn này, các hoạt động chủ yếu được điều tiết bởi nhà nước, tập trung vào phát triển kinh tế trong nước, kinh tế tập thể làm chủ đạo nên hệ thống các quy định của pháp luật cũng tập trung vào điều chỉnh các mối quan hệ trong nền kinh tế tập trung.
Lần đầu tiên, Chính phủ ban hành nghị định số 115/CP điều chỉnh hoạt động đầu tư nhưng chưa có quy định cụ thể để phát triển thu hút các hoạt động đầu tư, vốn từ nước ngoài.
Trải qua thời kỳ bao cấp sau năm 1986, nhận ra những hạn chế chưa giải quyết được, nhà nước đã thông qua nghị định số 115/CP năm 1977 gồm 6 chương, 42 điều xác định được rõ hơn về nhà đầu tư nước ngoài.
Tiếp tục cụ thể hoá và mở rộng hơn về lĩnh vực đầu tư, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 lần đầu tiên xuất hiện khái niệm về vốn pháp định) và thời hạn hoạt động của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không quá 20 năm, trong trường hợp cần thiết, thời hạn này có thể dài hơn. Để tạo cơ sở pháp lý hấp dẫn đầu tư nước ngoài, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đã trải qua hai lần sửa đổi, bổ sung, lần thứ nhất vào năm 1990, lần thứ hai vào năm 1992.
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 bị thay thế bởi văn bản mới là Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 và tiếp tục được sửa đổi, bổ sung năm 2000 với nhiều nội dung mới theo tinh thần không khuyến khích tràn lan, là hướng đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào những mục tiêu trọng điểm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó chú trọng thu hút vốn đầu tư vào những dự án có chuyển giao công nghệ, tạo ra năng lực công nghệ tiên tiến, năng lực xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế.
Năm 2005, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 đã thông qua Luật Đầu tư của năm 2005 trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng, thực tiễn hoạt động đầu tư, đòi hỏi của hội nhập và cạnh tranh quốc tế, nhằm huy động nhiều hơn, sử dụng có hiệu quả, khắc phục tình trạng lãng phí các nguồn lực đầu tư trong nước và nước ngoài của mọi thành phần kinh tế. Luật Đầu tư năm 2005 được xem như là sự nhất thể hóa Luật Đầu tư trong nước và Luật Đầu tư nước ngoài.
Luật đầu tư 2014 có hiệu lực ngày 01/7/2015 Luật này được đánh giá là có tính đổi mới toàn diện và đột phá về thể chế, mở ra cơ chế thuận lợi hơn điều kiện đầu tư.
Tiếp nối sau đó, để phù hợp hơn với xu hướng hội nhập và thu hút hơn nữa đầu tư trong nước lẫn nước ngoài, Luật đầu tư 2020 được hình thành, có hiệu lực ngày 01/1/2021 đến nay và đã được sửa đổi bổ sung vào năm 2022 bởi Luật số 03/2022/QH15.
2. Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, chủ trương đầu tư, các giấy tờ tương đương khác qua các thời kỳ
Để làm rõ hơn các loại giấy tờ gọi chung là giấy chứng nhận đầu tư, chúng tôi có bảng so sánh qua các thời kỳ của Luật đầu tư như sau:
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 | Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 | Luật đầu tư năm 2005 | Luật đầu tư năm 2014 | Luật đầu tư năm 2020 | |
Giấy tờ về đầu tư | Giấy phép đầu tư | Giấy phép đầu tư | Giấy chứng nhận đầu tư |
|
|
3. Kết luận
Như vậy có thể thấy giấy tờ về đầu tư qua các thời kỳ đã được nhà nước điều chỉnh, quy định và phân loại ngày càng rõ ràng.
Từ năm 1987, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ra đời đã có quy định về Giấy phép đầu tư, tới Luật Đầu tư 2005 lại quy định về Giấy chứng nhận đầu tư và sau này khi Luật Đầu tư năm 2014 ra đời mới có quy định cụ thể về Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Theo đó, chỉ khi có Luật Đầu tư 2014 Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới được định nghĩa rõ ràng, về cơ bản Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản bằng giấy hoặc điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư và hiện nay là Luật Đầu tư 2020 cũng đang kế thừa quy định này.
Khoản 1 Điều 77 Luật Đầu tư 2020 có nêu, nhà đầu tư đã được cấp Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước ngày Luật này có hiệu lực (ngày 01/01/2021) được thực hiện dự án đầu tư theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp.
Bên cạnh đó, trước đây, khoản 1 Điều 74 Luật Đầu tư 2014 cũng nêu, nhà đầu tư đã được cấp Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư trước ngày Luật này có hiệu lực (ngày 01/7/2015) được thực hiện dự án đầu tư theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư đã được cấp. Nếu nhà đầu tư có yêu cầu, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Khoản 1 khoản 2 Điều 116 Nghị định 31/2021/NĐ-CP có nêu Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy phép đầu tư ra nước ngoài, Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trước ngày Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành có giá trị pháp lý như Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Như vậy, từ những dẫn chứng trên có thể thấy, Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là một và có giá trị pháp lý ngang nhau.
Trên đây là chia sẻ của Công ty Luật TNHH WinLegal về vấn đề liên quan đến Giấy chứng nhận đầu tư qua các thời kỳ theo quy định của pháp luật Việt Nam. Hi vọng những thông tin trên hữu ích, có thể hỗ trợ Quý Khách hàng và bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Quý Khách hàng, bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin, tư vấn và giải đáp thắc mắc xin liên hệ:
—————————————-
WINLEGAL – TÍN NHIỆM CÙNG THÀNH CÔNG
Địa chỉ: Số 623 La Thành, phường Thành Công, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 0246.29.33.222
Email: winlegal.vn@gmail.com
Website: https://winlegal.vn/
Facebook: Công ty Luật TNHH Winlegal