Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp những đề xuất liên quan đến việc sử dụng vốn để thực hiện hoạt động xây dựng để xây dựng mới, cải tạo và sửa chữa công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì và nâng cao chất lượng công trình hay sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn, cũng như chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án cần được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hay Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Mục lục
1. Căn cứ pháp lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng
– Thẩm định dự án đầu tư xây dựng gồm thẩm định thiết kế cơ sở và nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.
– Nội dung thẩm định thiết kế cơ sở gồm:
- Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết xây dựng; tổng mặt bằng được chấp thuận hoặc với phương án tuyến công trình được chọn đối với công trình xây dựng theo tuyến;
- Sự phù hợp của thiết kế cơ sở với vị trí địa điểm xây dựng, khả năng kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;
- Sự phù hợp của phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ được lựa chọn đối với công trình có yêu cầu về thiết kế công nghệ;
- Sự phù hợp của các giải pháp thiết kế về bảo đảm an toàn xây dựng, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ;
- Sự tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong thiết kể;
- Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, năng lực hành nghề của cá nhân tư vấn lập thiết kế;
- Sự phù hợp của giải pháp tổ chức thực hiện dự án theo giai đoạn, hạng mục công trình với yêu cầu của thiết kế cơ sở.
2. Lợi ích thẩm định dự án đầu tư xây dựng
– Đánh giá phân tích tổng thể từng phương án đầu tư giúp chủ đầu tư lựa chọn 1 giải pháp chất lượng và hiệu quả nhất.
– Đánh giá sự cần thiết của dự án liên quan đến các vấn để: Kinh tế, xã hội, công nghệ sử dụng, vệ sinh môi trường.
– Đánh giá các phương án tài chính, khả năng thu hồi vốn nhằm giúp các nhà tài trợ dự án có quyết định đúng đắn và chính xác nhất về quyết định có cho vay vốn hay không.(Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty sản xuất da giày )
3. Nội dung của thẩm định dự án đầu tư xây dựng
3.1 Đánh giá sự cần thiết của dự án đầu tư xây dựng
– Phân tích chuyên sâu nhằm bảo bảo dự án đầu tư mang lại lợi ích to lớn và rất cần thiết cho xã hội như ảnh hưởng đến môi trường dân sinh, ….
– Đánh giá toàn diện về lợi ích kinh tế mà dự án mang lại, đảm bảo công trình xây dựng phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt.
3.2 Thẩm định kỹ thuật
– Kiểm tra, đánh giá và phân tích toàn bộ các yếu tố, tiêu chuẩn kỹ thuật, các công nghệ được áp dụng vào dự án nhằm đảm bảo dự án đủ tiêu chuẩn và khả thi để thực hiện.(Xem thêm: Những điều cần biết về thẩm tra dự toán, thiết kế )
3.3 Thẩm định đánh giá quy mô, công nghệ và thiết bị sử dụng trong dự án
– Đánh giá toàn bộ các tiêu chuẩn về công nghệ và các thiết bị sử dụng trong dự án nhằm đảm bảo sự phù hợp và hợp lý với dự án công trình xây dựng.
– Sự phù hợp của dự án với quy hoạch đã được phê duyệt, công sức khả năng hoạt động sử dụng của công trình dự án.
– Ngân sách và thực trạng giá cả nguyên vật liệu hiện tại.(Xem thêm:Mục đích thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng thương mại )
– Các biện pháp vệ sinh bảo đảm môi trường khi tiến hành thi công dự án.
– Các phương án thay thế, sửa chữa.
3.4 Thẩm định các yếu tố đầu vào
– Đánh giá các phương án cung cấp nguyên vật tư xây dựng, và tính toán khả năng dự trữ phù hợp để đảm bảo khả năng cung ứng vật tư nhanh chóng thường xuyên và tránh tình trạng lãng phí vốn.
– Đối với nguyên liệu ngoại nhập không có tại địa phương cần xem xét và đánh giá khả năng cung cấp nguyên liệu này trong thực tế triển khai về: Số lượng, giá thành, điều kiện giao hàng, quy cách, chất lượng, thanh toán.
3.5 Thẩm định vị trí dự định triển khai xây dựng dự án
– Đảm bảo vị trí triển khai xây dựng dự án phù hợp quy hoạch chung.
– Có khả năng phát triển và mở rộng, đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh môi trường, khả năng phòng chống cháy nổ.
– Kết nối tốt với hạng tầng kỹ thuật cơ sở tại địa phương xây dựng dự án.
– Tuân thủ nghiêm chính các quy định, pháp luật, kiến trúc xây dựng theo quy định của địa phương.
3.6 Thẩm định công tác tổ chức, đánh giá, quản lý dự án
– Kinh nghiệm và khả năng quản lý dự án của chủ đầu tư.
– Kinh nghiệm giám sát, quản lý thi công, vận hành cùng trình độ nhân công kỹ thuật.
– Hình thức tổ chức quản lý, thực hiện dự án. Xem xét chủ dự án về kinh nghiệm tổ chức quản lý, thi công, quản lý và vận hành, trình độ của đội ngũ công nhân kỹ thuật.
3.7 Thẩm định khả năng vốn tài chính dự án
– Đánh giá phân tích và tính toán tổng vốn đầu tư xây dựng công trình, và cơ cấu thu hồi vốn của dự án.
– Đánh giá nguồn vốn đầu tư.
– Chi phí bỏ ra và lợi nhuận mang lại khi đưa dự án vào sử dụng.
Mọi thông tin tư vấn hỗ trợ về dịch vụ vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL
Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1 đường Nguyễn Hoàng Tôn, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0246.29.33.222
Email: admin@winlegal.vn