Các biện pháp bảo đảm đầu tư theo luật đầu tư năm 2020

cac-bien-phap-bao-dam-dau-tu

Nước ta đang trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, để thu hút tối đa nguồn đầu tư, Việt Nam đã và đang xây dựng các biện pháp bảo đảm đầu tư.

Dưới góc độ khoa học pháp lý thì có thể hiểu các biện pháp bảo đảm đầu tư là những biện pháp mà pháp luật quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện các hoạt động đầu tư với mục đích kinh doanh.

1. Bảo đảm đầu tư là gì?

Các biện pháp đầu tư là những biện pháp được thể hiện trong các quy định của pháp luật nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư với mục đích kinh doanh. Các biện pháp bảo đảm đầu tư chính là những cam kết từ phía nhà nước tiếp nhận đầu tư với các chủ thể đầu tư về trách nhiệm của nhà nước tiếp nhận đầu tư với một số quyền lợi cụ thể của nhà đầu tư.

2. Cơ sở pháp lý đảm bảo các biện pháp đảm bảo đầu tư

Được quy định trong Điều 10 – Điều 14 Luật Đầu tư 2020 (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2021). Theo Luật Đầu tư 2020, các biện pháp bảo đảm đầu tư bao gồm các biện pháp sau:

  • Bảo đảm quyền sở hữu tài sản;
  • Bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh;
  • Giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh;
  • Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật;
  • Bảo đảm quyền chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài.

3. Đối tượng áp dụng

Các biện pháp bảo đảm đầu tư được áp dụng cho mọi nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Không phân biệt quy mô, loại hình đầu tư và được áp dụng mà không cần có sự yêu cầu từ phía đầu tư.

4. Các biện pháp bảo đảm đầu tư theo luật đầu tư năm 2020

Cơ sở pháp lý quy định các biện pháp bảo đảm đầu tư Các biến pháp bảo đảm đầu tư được quy định cụ thể từ Điều 10 đến Điều 14 Luật Đầu tư 2020 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021) Theo Luật Đầu tư 2020, các biến pháp bảo đảm đầu từ bao gồm các biện pháp sau đây

4.1 Bảo đảm quyền sở hữu tài sản

Theo quy định tại Điều 10 Luật Đầu tư 2020. Nhà nước bảo đảm quyền sở hữu tài sản đối với các nhà đầu tư như sau

  • Tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa hoặc bị tịch thu bằng biện pháp hạnh chính
  • Trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tại. Nhà nước trung mua trung dung tài sản của nhà đầu tư thì nhà đầu tư được thành toàn hoặc bồi thường theo quy định của pháp luật về trưng mùa, trưng dụng tài sản và quy định khác của pháp luật có liên quan

4.2 Bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh

Điều 11 Luật Đầu tư 2020 quy định Nhà nước không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện những yêu cầu sau đây:

  • Ưu tiên mua sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hoặc phải mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ trong nước Xuất khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ đại một tỷ lệ nhất định, hạn chế số lượng, giá trị, loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hoặc sản xuất, cung ứng trong nước,
  • Nhập khẩu hàng hóa với số lượng và giá trị tương ứng với số lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu hoặc phải tự cân đối ngoại là từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu
  • Đạt được một tỷ lệ nội địa hóa đối với hàng hóa sản xuất trong nước.
  • Đạt được một mức độ hoặt giá tớ nhất định trong hoạt động nghiên cứu và phát triển ở trong nước.
  • Cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại một địa điểm cụ thể ở trong nước hoặc nước, ngoại
  • Đất trụ sở chính tại địa điểm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

4.3 Bảo đảm quyền chuyển tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ra nước ngoài

Biện pháp bảo đảm đầu tư này được áp dụng đối với các nhà đầu tư nước ngoài có hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Theo Điều 12 Luật Đầu tư 2020. sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các tài sản sau đây

  • Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư
  • Thu nhập từ hoạt động đầu tư kitify doanh
  • Tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư

4.4 Bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật

Sự thay đổi của pháp luật có tác động lớn tới hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư, trong nhiều trường hợp làm mất đi sự ổn định. gây khó khăn cho hoạt động đầu tư kinh doanh. Do vậy. Nhà nước cam kết bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật, có thể

  • Trường hợp vẫn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư cao hơn ưu đãi đầu tư mà nhà đầu tư đang được hưởng thì nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của văn bản pháp luật mới cho thời gian hưởng ưu đãi còn lại của dự án đầu tư trừ ưu đãi đầu tư đặc biệt đối với dự án đầu tư đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu từ trước ngày Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực thi hành.
  • Trường hợp văn bản pháp luật mới được ban hành quy định ưu đãi đầu tư thấp hơn ưu đãi đầu tư trà nhà đầu tư được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được tiếp tục áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định trước đó cho thời gian hưởng ưu đãi còn li của dự án đầu tư. Tuy nhiên như đầu tư không được tiếp tục hưởng mức ưu đãi đầu tư trong trường hợp thay đổi quy định của văn bản pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, bật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của công đồng bảo vệ môi trường. Trong trường hợp này, nhà đầu tư sẽ được xem xét, giải quyết khi có yêu cầu bằng văn bản trong thời hạn 03 năm kể từ ngày văn bản pháp luật nói có hiệu lực thi hành bằng một hoặc một số biện pháp sau
  • Khấu trừ thiệt hại thực tế của nhà đầu tư vào thu nhập chịu thuế
  • Điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án đầu tư,
  • Hỗ trợ nhà đầu từ khác phục thời hại

Xem thêm: Quy trình, thủ tục đầu tư khu công nghiệp – Đô thị – Dịch vụ

4.5 Giải quyết tranh chấp các biện pháp đảm bảo đầu tư

Một trong những chính sách đảm bảo đầu tư là đảm bảo cơ chế giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh. Các phương thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh bao gồm 4 phương thực thương lương hoa quả. Trong ta và Toà án. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp mà các bên không thể giải quyết được thông qua con đường thương lương hóa giải thì các tranh chấp được giải quyết thông qua trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam là các tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam giữa các chủ thể

  • Giữa các nhà đầu tư trong nước. tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc giữa nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Giữa các nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác trong hợp đồng hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Trường hợp tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế quy định tại các điểm a, b và c Khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 (tổ chức kinh tế có trên 50% vốn điều lệ là vốn đầu tư nước ngoài) thì được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây

  • Tòa án Việt Nam
  • Trọng tài Việt Nam.
  • Trọng tài nước ngoài
  • Trọng tài quốc tế.
  • Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập

Một số trường hợp có trong các biện pháp đảm bảo đầu tư theo luật đầu tư năm 2020 đã được WINLEGAL cung cấp tương đối đầy đủ. Mọi thắc mắc về các trường hợp khác xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Mọi thông tin tư vấn hỗ trợ về dịch vụ vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1 đường Nguyễn Hoàng Tôn, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222

Email: admin@winlegal.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *