Thủ tục đăng ký mã số mã vạch

Hiện nay, để đưa sản phẩm ra thị trường được thuận tiện cũng như theo đúng trình tự quy định của pháp luật, doanh nghiệp, tổ chức sẽ phải tiến hành thủ tục đăng ký mã vạch hay còn hay được gọi là đăng ký mã vạch sản phẩm; đăng ký mã số mã vạch để hợp pháp hóa quá trình trên.

Vậy đăng ký mã vạch là gì? Tại sao lại phải đăng ký mã vạch cho sản phẩm? Cách đăng ký như thế nào? Làm thế nào để chọn được dịch vụ đăng ký đáng tin cậy? Hãy cùng luật Winlegal tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây.

Đăng ký mã vạch sản phẩm là gì?

Đăng ký mã vạch sản phẩm là việc tổ chức, cá nhân đăng ký với cơ quan nhà nước là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (GS1 Việt Nam) để được cấp giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch, từ đó, tổ chức, cá nhân tiến hành đưa mã số mã vạch vào in trên từng sản phẩm để sử dụng.

Vẫn giống như thường lệ, chúng tôi sẽ dành mục đầu tiên để trình bày về khái niệm, định nghĩa vấn đề sẽ tìm hiểu trong bài viết, nhằm giúp quý khách hàng nắm được những kiến thức tổng quát nhất. Với những khách hàng, bạn đọc thân thiết của Luật Hoàng Phi chắc hẳn sẽ không còn xa lạ với “thủ tục” này.

Thực tế, định nghĩa đăng ký mã vạch là gì không được đề cập trong bất kỳ văn bản pháp luật nào. Thay vào đó, tại điều 3 quyết định 15/2006/QĐ-BKHCN giải thích, mã số là một dãy các con số được sử dụng nhằm phân định sản phẩm, dịch vụ, địa điểm, tổ chức. Trong khi đó mã vạch là một dãy các vạch được sắp xếp song song, chúng sẽ kết hợp cùng với mã số giúp máy quét có thể đọc được thông tin.

Cơ sở pháp lý của đăng ký mã số mã vạch sản phẩm

  • Nghị định 74/2018/NĐ-CP sửa đổi nghị định 132/2008 về chất lượng sản phẩm;
  • Thông tư 10/2020/TT-BKHCN hướng dẫn nghị định 74 và 132;
  • Thông tư 232/2016/TT-BTC quy định mức thu, nộp quản lý và sử dụng phí cấp mã số mã vạch.

Mức xử lý vi phạm khi không đăng ký mã số mã vạch sản phẩm là bao nhiêu?

Mặc dù pháp luật Việt Nam không bắt buộc đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm. Thế nhưng trong một số trường hợp, tổ chức, cá nhân có thể sẽ bị xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Cụ thể tại Điều 27, Nghị định số 80/2013 nêu rõ.

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  1. a) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền khi có sự thay đổi về tên gọi, địa chỉ giao dịch trên giấy phép kinh doanh hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch bị mất hoặc hỏng;
  2. b) Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra sản phẩm nhưng không xuất trình được giấy tờ chứng minh mã vạch hợp pháp
  3. c) Không gửi danh mục các mã số thương phẩm toàn cầu (GTIN) và mã số địa điểm toàn cầu (GLN) được sử dụng cho cơ quan có thẩm quyền;
  4. d) Sử dụng mã vạch nước ngoài cho sản phẩm có xuất xứ Việt Nam nhưng không thông báo kèm tài liệu xác thực.

Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  1. a) Sử dụng mã số mã vạch có đầu mã Quốc gia Việt Nam (893) mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch;
  2. b) Sử dụng trái phép mã số mã vạch của doanh nghiệp khác đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch;
  3. c) Sử dụng các dấu hiệu gây nhầm lẫn với mã số mã vạch;
  4. d) Không thực hiện đóng phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sau:

Sử dụng mã số mã vạch nước ngoài để in trên sản phẩm, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam mà chưa được cơ quan nước ngoài có thẩm quyền hoặc không được tổ chức sở hữu mã số mã vạch đó cho phép bằng văn bản.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thu hồi hàng hóa gắn mã số mã vạch vi phạm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này.

Xem thêm: Thủ tục cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Những lợi ích mà doanh nghiệp nhận được khi đăng ký mã số mã vạch sản phẩm

Đăng ký mã vạch giúp mở rộng hoạt động kinh doanh

Đây được xem là lý do hàng đầu thôi thúc mọi người tìm đến dịch vụ đăng ký mã số mã vạch. Mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm đều mong muốn có thể bán được hàng, đem về lợi nhuận. Và một trong những cách để làm được điều đó chính là đưa sản phẩm vào siêu thị, nơi tập trung nhiều khách hàng mục tiêu. Vậy phải làm thế nào để đưa sản phẩm của mình vào được siêu thị? Câu trả lời chính là đăng ký mã vạch cho sản phẩm.

Đăng ký mã vạch giúp dễ dàng kiểm soát sản phẩm, dịch vụ

Đăng ký mã vạch sản phẩm sẽ giúp các cá nhân, tổ chức thuận lợi trong việc quá trình quản lý, sắp xếp, phân loại hàng hóa một cách chính xác. Từ đó kiểm soát và có những điều chỉnh đúng đắn trong chiến lược kinh doanh.

Đăng ký mã vạch thỏa mãn nhu cầu khách hàng khi mua sản phẩm

Nếu đóng vai là một khách hàng, bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu phải đứng đợi nhân viên bán hàng nhập (hoặc viết) từng thông tin sản phẩm trong thời gian dài. Dù không quá bận rộn nhưng gặp phải tình cảnh này bạn cũng sẽ cảm thấy không mấy vui vẻ và thầm đánh giá sự thiếu chuyên nghiệp của đơn vị cung cấp. Do vậy, hãy làm thỏa mãn khách hàng của mình bằng sự nhanh chóng và chuyên nghiệp với việc đăng ký mã vạch sản phẩm. Chúng sẽ giúp quá trình thanh toán, kiểm tra tồn kho, báo giá cho khách hàng nhanh chóng hơn bao giờ hết.

Chưa kể đến việc, hiện nay người tiêu dùng thông thái dành nhiều sự quan tâm cho xuất xứ và đơn vị sản xuất. Họ thường căn cứ vào mã vạch sản phẩm để kiểm tra thông tin. Chính vì thế, đăng ký mã vạch cũng là một phương pháp để bạn chứng minh, tạo dựng niềm tin cho khách hàng.

Tăng hiệu suất làm việc, tiết kiệm chi phí nhân công

Một tính năng ưu việt nữa mà đăng ký mã số mã vạch đem lại cho doanh nghiệp chính là tiết kiệm chi phí nhân công. Trước đây, để quản lý được số lượng hàng hóa phải cần đến rất nhiều nhân công nhập liệu và xử lý. Thì nay, với các mã số mã vạch và máy quét số lượng nhân công phải sử dụng sẽ ít hơn rất nhiều nhưng vẫn đảm bảo tiến độ công việc.

Đối tượng đăng ký mã số mã vạch sản phẩm

  • Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sử dụng mã số, mã vạch.
  • Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ giải pháp liên quan đến mã số, mã vạch.
  • Cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức, cá nhân khác liên quan đến sử dụng mã số, mã vạch.

Cơ quan giải quyết thủ tục cấp mã số mã vạch

  • Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Thành phần hồ sơ xin cấp mã số mã vạch sản phẩm

  • Biểu mẫu kê khai thông tin;
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc tài liệu có giá trị tương đương;
  • Điều kiện cần đáp ứng và thời gian thực hiện;
  • Nộp đầy đủ lệ phí đăng ký cấp mã số mã vạch và phí duy trì mã số mã vạch hàng năm.
  • Cấp mới: 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
  • Cấp lại: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

Lệ phí nhà nước khi cấp mã số mã vạch

  • Lệ phí đăng ký mã GS1: 1.000.000VNĐ;
  • Lệ phí duy trì sử dụng mã GS1 loại 10 số: 500.000VNĐ/năm;
  • Lệ phí duy trì sử dụng mã GS1 loại 9 số: 800.000VNĐ/năm;
  • Lệ phí duy trì sử dụng mã GS1 loại 8 số: 1.500.000VNĐ/năm;
  • Lệ phí duy trì sử dụng mã GS1 loại 7 số: 2.000.000VNĐ/năm.

Thủ tục đăng ký mã số mã vạch thực hiện như sau

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Bước 2: Kê khai hồ sơ qua hệ thống cổng thông tin

Doanh nghiệp/Hộ kinh doanh/Người nộp hồ sơ kê khai thông tin và đăng ký tài khoản mã số mã vạch của đơn vị qua Cổng thông tin điện tử http://vnpc.gs1.org.vn/

Bước 3: Nộp hồ sơ và lệ phí

Sau khi kê khai thông tin tại bước 2, Doanh nghiệp/Hộ kinh doanh/Người nộp hồ sơ thực hiện nộp hồ sơ tại Văn phòng GS1 – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Kèm theo hồ sơ Doanh nghiệp/Hộ kinh doanh/Người nộp hồ sơ cần nộp lệ phí đăng ký và duy trì Mã số mã vạch năm đầu tiên.

Bước 4: Nhận mã số mã vạch theo thông báo tạm thời.

Sau khi Doanh nghiệp/Hộ kinh doanh/Người nộp hồ sơ thực hiện nộp hồ sơ và phí đầy đủ thì Văn phòng GS1 – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ thông báo đến đơn vị mã số mã vạch theo thông báo tạm thời qua hệ thống Cổng thông tin và Email của đơn vị để đơn vị có thông tin mã số mã vạch để thể hiện trên sản phẩm.

Thời hạn xử lý: Trong vòng 5-7 ngày làm việc.

Bước 5: Kê khai thông tin sản phẩm

Doanh nghiệp/Hộ kinh doanh/Người nộp hồ sơ cần thực hiện thủ tục kê khai thông tin sản phẩm trên tài khoản của đơn vị trên Cổng thông tin điện tử http://vnpc.gs1.org.vn/.

Lưu ý: Hệ thống có thể tự động tạo mã số mã vạch cho sản phẩm sau khi doanh nghiệp thực hiện điền đầy đủ thông tin.

Mã số mã vạch của sản phẩm sau khi điền đầy đủ thông tin cần được phát hành và công bố trên hệ thống.

Bước 6: Nhận Giấy chứng nhận mã số mã vạch.

Sau khoảng 1 tháng kể từ ngày được cấp mã số mã vạch theo thông báo tạm thời và sau khi thực hiện đầy đủ bước 5, Doanh nghiệp/Hộ kinh doanh/Người nộp hồ sơ đến Văn phòng GS1 – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để nhận bản gốc Giấy chứng nhận mã số mã vạch.

Có thể bạn cũng quan tâm đến: Thủ tục công bố mỹ phẩm nhập khẩu

Dịch vụ đăng ký mã số mã vạch sản phẩm của Winlegal

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL là một trong những công ty hoạt động hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn luật nói chung và lĩnh vực đăng ký mã số mã vạch sản phẩm nói riêng. Đội ngũ luật sư của chúng tôi được đào tạo bởi những trường luật danh tiếng, có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn và giải quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục pháp lý. Bên cạnh đó là các chuyên viên trẻ nhiệt huyết, luôn sẵn lòng giúp đỡ quý khách hàng khi gặp các vấn đề về luật.

Với 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong các lĩnh vực như Tư vấn luật, Tư vấn đầu tư, Tư vấn thẩm định dự án, Tố tụng. Winlegal đã dần trưởng thành và khẳng định vị thế thương hiệu, uy tín trong lòng của nhiều khách hàng và đối tác.

Hãy đến với chúng tôi ngay hôm  nay để nhận được các tư vấn tốt nhất bạn nhé!

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): B9, ngõ 193 Trung Kính, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.

Điện thoại: 0246.29.33.222

Email: [email protected]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *