DI CHÚC VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Hiện nay rất nhiều gia đình rơi vào cảnh “huynh đệ tương tàn” cũng chỉ vì câu chuyện phân chia tài sản thừa kế. Trong một gia đình khi cha mẹ đã xế bóng, tuổi già thì cần lập một bản di chúc hợp pháp để các con có thể phân chia di sản trong hòa thuận. Ở phạm vi bài viết, công ty Luật Winlegal xin giới thiệu đến quý khách hàng thông tin về một bản di chúc hợp pháp như sau:

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Như vậy để di chúc được lập hợp pháp tránh xảy ra tranh chấp sau khi người lập di chúc chết thì khi lập di chúc người lập di chúc còn phải đảm bảo các quy định của pháp luật.

1. Điều kiện về người lập di chúc

Theo quy định tại Điều 625 và Điều 630 Bộ luật dân sự 2015, người lập di chúc phải thỏa mãn các điều kiện sau

– Từ đủ 18 tuổi trở lên

– Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc

– Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự

– Minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị đe dọa, lừa dối, cưỡng ép.

Trong các trường hợp ngoại lệ:

– Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

– Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

2. Hình thức di chúc

– Di chúc miệng có người làm chứng;

– Di chúc bằng văn bản có công chứng, Chứng thực;

– Di chúc bằng văn bản không có công chứng, Chứng thực.

3. Điều kiện về người nhận di sản:

Theo quy định tại Điều 621 Bộ luật dân sự 2015, người nhận di sản phải không nằm trong các trường hợp sau:

– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

– Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng; – Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chỉ của người để lại di sản. Tuy nhiên, nếu người lập di chúc đã biết về hành vi của những người thuộc các trường hợp trên mà vẫn giữ nguyên ý định để lại di sản cho người đó thì người đó vẫn được quyền nhận thừa kế. Một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế có quyền được hưởng.

4. Nội dung của di chúc

Theo Điều 631 Bộ luật dân sự 2015 di chúc bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

– Ngày tháng năm lập di chúc;

– Thông tin cá nhân (họ tên, nơi cư trú,…) của cá nhân lập di chúc và cá nhân/tổ chức được hưởng di san;

– Di sản để lại và nơi có di sản

– Nội dung khác không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

– Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

– Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.

5. Hiệu lực của di chúc.

Theo quy định tại Điều 643 Bộ luật dân sự 2015:

– Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế

– Di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau:

Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế. Trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kể thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực pháp luật.

– Di chúc không có hiệu lực pháp luật, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần đi sản còn lại vẫn có hiệu lực.

– Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật.

– Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật.

Trên đây là toàn bộ thông tin về điều kiện làm di chúc hợp pháp mà chúng tôi cung cấp đến cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật Winlegal để được hỗ trợ :

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222

HUYỀN VŨ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *