PHÂN BIỆT ĐẠI LÝ THƯƠNG MẠI VÀ NHÀ PHÂN PHỐI

Đại lý và nhà phân phối là hai khái niệm dễ gây nhầm lẫn. Nhiều người đã nhầm lẫn hai khái niệm này là một. Trong phạm vi bài viết này, Công ty Luật Winlegal sẽ giúp các bạn phân biệt đại lý thương mại và nhà phân phối.

BẢNG PHÂN BIỆT

Tiêu chí Đại lý thương mại

 

Nhà phân phối
Khái niệm Là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao. Là trung gian mua hàng hoá, dịch vụ của nhà sản xuất để rồi bán lại cho nhà bán lẻ hoặc những nhà sử dụng công nghiệp. Nhà phân phối có thể cung cấp/ bán sản phẩm tới trực tiếp người tiêu dùng hoặc có thể quản lý nhiều đại lý.
Chủ thể + Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hoá cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân uỷ quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ.

+ Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hoá để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận uỷ quyền cung ứng dịch vụ.

 

+ Nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa;

+ Bên phân phối: Không nhất thiết phải là thương nhân.

Đối tượng Hàng hóa, dịch vụ Hàng hóa
Bản chất Không phải là mua bán, mà bên đại lý chỉ là nhân danh chính mình mua bán hàng hóa cho bên giao đại lý. Mua đứt bán đoạn, nhà phân phối mua hàng hóa từ nhà sản xuất và đi bán lại.
Hợp đồng Hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa Hợp đồng mua bán hàng hóa
Thù lao Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thù lao đại lý được trả cho bên đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá. Nhà phân phối được quyền ấn định giá bán ra nên tiền thu lại là số tiền chênh lệch giá.
Quyết định giá cả Về nguyên tắc bên giao đại lý sẽ ấn định giá hàng hóa mà đại lý bán ra, trừ trường hợp đại lý bao tiêu có quyền ấn định giá. Nhà phân phối sẽ quyết định giá hàng hóa mà mình bán ra.
Quyền sở hữu hàng hóa Bên đại lý không là chủ sở hữu đối với hàng hoá (quyền sở hữu hàng hóa vẫn thuộc về bên giao đại lý, bên giao đại lý giao hàng hóa nhưng không chuyển giao quyền sở hữu) Nhà phân phối trở thành chủ sở hữu đối với hàng hóa phân phối.
Quan hệ với người tiêu dùng Đại lý chỉ là tổ chức trung gian giữa nhà sản xuất và người tiêu chỉ có trách nhiệm cung ứng hàng hóa không chịu trách nhiệm khác. Quan hệ gần gũi với người tiêu dùng hơn, nếu có gì phát sinh thì giải quyết trực tiếp giữa nhà phân phối và người tiêu dung.
Trách nhiệm pháp lý Liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ. Chịu trách nhiệm pháp lý đối với hàng hóa bán cho người tiêu dùng, nhà bán lẻ…
Vấn đề về kiểm soát Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên giao đại lý và báo cáo tình hình hoạt động đại lý với bên giao đại lý; Độc lập, không chịu sự giám sát hay kiểm tra.

Không có trách nhiệm phải tuân thủ những chỉ dẫn của nhà cung ứng liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa cho khách hàng của mình.

Vấn đề rủi ro đối với hàng hóa Bên giao đại lý với tư cách là chủ sở hữu nên phải chịu rủi ro xảy ra đối với hàng hóa, cũng như gánh chịu trách nhiệm đối với khách hàng. Quyền sở hữu đã được chuyển cho bên phân phối, bên phân phối chịu rủi ro.

Trên đây là những điểm khác nhau giữa đại lý thương mại và nhà phân phối. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Thảo My

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *