Thuế và những điều cần biết

Song hành với sự phát nền kinh tế, trách nhiệm đóng thuế là một phần không thể thiếu của doanh nghiệp. Việc nộp thuế yêu cầu cá nhân, tổ chức kê khai xác nhận các khoản và nguồn thu nhập phải hợp pháp nên đảm bảo sự minh bạch, công bằng.

1. Nghĩa vụ nộp thuế của hộ kinh doanh cá thể

Khi thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, hộ kinh doanh phát sinh nghĩa vụ nộp thuế. Theo quy định hiện hành, hộ kinh doanh phải nộp 03 loại thuế chính sau:

Lệ phí môn bài

Thuế thu nhập cá nhân

– Thuế giá trị gia tăng

Thêm vào đó, hộ kinh doanh có thể phải nộp thuế bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên,… nếu kinh doanh hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế của các luật này.

2. Kê khai thuế đối với hộ kinh doanh cá thể

Hộ kinh doanh cá thể nộp thuế như thế nào? Trước tiên Luật WinLegal sẽ trình bày về việc kê khai thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.

2.1 Kê khai thuế là gì?

Khai thuế là trình bày các số liệu, hồ sơ liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nôp thuế cho cơ quan quản lý thuế. Khoản 2 Điều 17 Luật quản lý thuế 2019 quy định người khai thuế phải đảm bảo độ chính xác, trung thực, đầy đủ, và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế. Thêm vào đó, người có nghĩa vụ nộp thuế không được cố tình không kê khai hoặc kê khai thuế không đầy đủ, kịp thời, chính xác về số tiền thuế phải nộp, đây là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo Luật quản lý thuế.

Nếu hồ sơ khai thuế được cơ quan thuế chấp nhận thì người nộp thuế phải có nghĩa vụ nộp đủ số thuế đã khai. Trong trường hợp kê khai không trung thực, không chính xác hoặc kê khai không đúng thời hạn thì bị ấn định thuế.

2.2 Các trường hợp không phải kê khai thuế

Khoản 3 Điều 7 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định một số trường hợp không phải thực hiện việc kê khai thuế với cơ quan thuế:

– Người nộp thuế chỉ có hoạt động, kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế đối với từng loại thuế.

– Cá nhân có thu nhập được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân và cá nhân có số tiền thuế phát sinh phải nộp hằng năm sau quyết toán thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công từ 50.000 đồng trở xuống, trừ cá nhân nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản; chuyển nhượng bất động sản.

– Doanh nghiệp chế xuất chỉ có hoạt động xuất khẩu thì không phải nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng.

– Người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh.

– Người nộp thuế nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế, trừ trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, tổ chức lại doanh nghiệp.

Như vậy, hộ kinh doanh thuộc một trong các trường hợp trên thì không phải kê khai thuế, ngược lại thì phải có trách nhiệm kê khai thuế theo quy định pháp luật.

3. Quy trình, thủ tục kê khai thuế, nộp thuế cho hộ kinh doanh cá thể?

Quy trình nộp thuế cho hộ kinh doanh cá thể được thực hiện qua hai bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khai thuế

Hồ sơ khai thuế là tờ khai thuế và các chứng từ, tài liệu liên quan làm căn cứ để xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế với ngân sách nhà nước do người nộp thuế lập và gửi đến cơ quan quản lý thuế bằng phương thức điện tử hoặc giấy.

Theo thông tư 40/2021/TT-BTC hồ sơ khai thuế theo phương pháp khoán bao gồm:

– Tờ khai đăng ký thuế (mẫu số 03-ĐK-TCT) hoặc hồ sơ khai thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

– Bảng kê cửa hàng, cửa hiệu phụ thuộc mẫu số 03-ĐK-TCT-BK01 (nếu có).

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (nếu có).

– Bản sao thẻ căn cước công dân hoặc bản sao giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực đối với cá nhân là người có quốc tịch nước ngoài hoặc cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam sinh sống tại nước ngoài.

Bước 2: Nộp hồ sơ khai thuế

Nơi nộp hồ sơ khai thuế là chi cục Thuế quản lý trực tiếp nơi hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

– Đối với hồ sơ bằng giấy: Công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận vào hồ sơ đăng ký thuế, ghi rõ ngày nhận hồ sơ, số lượng tài liệu theo bảng kê danh mục hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ đăng ký thuế nộp trực tiếp tại cơ quan thuế. Công chức thuế viết phiếu hẹn ngày trả kết quả đối với hồ sơ thuộc diện cơ quan thuế phải trả kết quả cho người nộp thuế, thời hạn xử lý hồ sơ đối với từng loại hồ sơ đã tiếp nhận. Trường hợp hồ sơ đăng ký thuế gửi bằng đường bưu chính, công chức thuế đóng dấu tiếp nhận, ghi ngày nhận hồ sơ vào hồ sơ và ghi số văn thư của cơ quan thuế.

Công chức thuế kiểm tra hồ sơ đăng ký thuế. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ cần phải giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu, cơ quan thuế thông báo cho người nộp thuế trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

– Đối với hồ sơ đăng ký thuế điện tử: Việc tiếp nhận hồ sơ được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.

Bước 4: Thông báo kết quả

Cơ quan thuế cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế và Thông báo mã số thuế cho hộ gia đình, cá nhân kinh doanh.

Thời gian giải quyết: Cơ quan thuế thực hiện xử lý hồ sơ đăng ký thuế lần đầu và trả kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký thuế và Thông báo mã số thuế cho người nộp thuế chậm nhất không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế nhận đủ hồ sơ của người nộp thuế.

4. Thế nào là tội trốn thuế?

Căn cứ theo Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, điểm b khoản 47 Điều 1 Luật số 12/2017/QH14) có quy định một cá nhân hay pháp nhân sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế nếu đáp ứng các yếu tố sau:

(1) Cá nhân hay pháp nhân thực hiện một trong các hành vi sau đây:

– Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật.

– Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp.

– Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán.

– Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn.

– Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn.

– Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

– Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

– Câu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

– Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.

(2) Đối với cá nhân: Số tiền trốn thuế từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội trốn thuế hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Đối với pháp nhân thương mại: Số tiền trốn thuế từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội trốn thuế hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195 và 196 của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Ngoài các hình phạt chính trên, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Như vậy, không phải trong trường hợp nào người trốn thuế cũng sẽ bị phạt tù. Nhưng chúng ta vẫn cần phải thực hiện đúng nghĩa vụ đóng thuế của một công dân.

Qua bài viết, chắc hẳn các bạn nắm được cơ bản quy trình nộp thuế đối với hộ kinh doanh cá thể. Nếu có các vướng mắc pháp lý liên quan đến việc kê khai và nộp thuế hộ kinh doanh nói riêng và các vấn đề về hộ kinh doanh nói chung, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự tư vấn tận tâm nhất.

Công ty Luật TNHH WinLegal  rất hân hạnh được đồng hành pháp lý cùng bạn.

– Trụ sở công ty: Lô 09, khu N1, ngõ 1 Nguyễn Hoàng Tôn, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Hotline: 0246.293.3222.

4 thoughts on “Thuế và những điều cần biết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *