THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP KINH DOANH RƯỢU BÁN LẺ

Rượu là mặt hàng thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, do đó thương nhân cần phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép bán lẻ rượu trước khi tiến hành kinh doanh bán lẻ sản phẩm này. Vậy thủ tục xin cấp Giấy phép cấp bán lẻ rượu được quy định như thế nào, và doanh nghiệp cần đáp ứng những điều kiện gì?  Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Công ty Luật Winlegal để hiểu và nắm rõ được những quy định về thủ tục xin cấp Giấy phép cấp bán lẻ rượu hiện nay.

1. Bán lẻ rượu là gì? quyền nghĩa vụ của thương nhân khi bán lẻ rượu?

Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia 2019 quy định về khái niệm rượu như sau: “Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm.”

– Căn cứ Khoản 7 Điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định về khái niệm bán lẻ như sau: “Bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khác để sử dụng vào mục đích tiêu dùng.”

Từ các căn cứ trên, có thể hiểu khái niệm Bán lẻ rượu là hoạt động bán đồ uống có cồn thực phẩm cho các nhân, hộ gia đình, tổ chức khác để sử dụng vào mục đích tiêu dùng.

Quyền và nghĩa vụ thương nhân bán lẻ rượu được quy định tại Khoản 1 (được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 10 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP) và Khoản 4 Điều 18 Nghị định 105/2017/NĐ-CP như sau:

  • Mua, bán rượu có nguồn gốc hợp pháp;
  • Niêm yết bản sao hợp lệ giấy phép đã được cơ quan có thẩm quyền cấp tại các địa điểm bán rượu của thương nhân và chỉ được mua, bán rượu theo nội dung ghi trong giấy phép đã được cấp;
  • Thực hiện chế độ báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định tại Nghị định này;
  • Mua rượu từ thương nhân sản xuất rượu trong nước, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu theo nội dung ghi trong Giấy phép;
  •  Bán rượu cho thương nhân bán rượu tiêu dùng tại chỗ hoặc bán trực tiếp cho người mua tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân theo nội dung ghi trong Giấy phép.

2. Điều kiện để bán lẻ rượu

Căn cứ theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 4 Nghị định 105/2017/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 1 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP quy định như sau:

1. Kinh doanh rượu thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh rượu phải tuân thủ các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và các quy định tại Nghị định này.

2. Thương nhân sản xuất rượu công nghiệp, sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên phải có giấy phép; thương nhân bán rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ, thương nhân kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ phải đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện; hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt cơ sở sản xuất.

Theo đó: Đối với rượu có độ cồn dưới 5,5 độ: Thương nhân bán lẻ rượu phải là Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật và tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm. Đồng thời, thương nhân chỉ phải đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi thương nhân đặt trụ sở chính trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh theo Mẫu số 14 Mục II tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 17/2020/NĐ-CP. 

Đối với rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên phải xin cấp Giấy phép bán lẻ rượu. Theo khoản 5 Điều 17 Nghị định 17/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện bán lẻ rượu để có thể xin cấp giấy phép bán lẻ rượu đầu tiên bạn cần phải đáp ứng các điều kiện để bán lẻ rượu, cụ thể như sau: 

– Thứ nhất, là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.

– Thứ hai, có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.

– Thứ ba, có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.

Như vậy, thương nhân muốn kinh doanh bán lẻ rượu cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định trên.

3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu

Căn cứ theo Điều 23 Nghị định 105/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 17 Nghị định 17/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu, như sau:

“Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu (01 bộ) bao gồm:

  1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này.
  2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh.
  3. Bản sao hợp đồng thuê/mượn hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán lẻ.
  4. Bản sao văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu hoặc thương nhân bán buôn rượu.”

Như vậy, để thực hiện xin cấp giấy phép bán lẻ rượu bạn cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các các giấy tờ nêu trên

4. Về thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép

Căn cứ theo điểm c Khoản 1 Điều 25 Nghị định 105/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung tại khoản 18 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP về thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép:

Điều 16. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu

18. Điểm c khoản 1 Điều 25 được sửa đổi như sau:
“c) Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép bán lẻ rượu trên địa bàn;”

Như vậy, thẩm quyền cấp Giấy phép bán lẻ rượu thuộc về Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép bán lẻ rượu trên địa bàn.

Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép phân phối rượu

  • Bước 1: Thương nhân bán lẻ rượu gửi 01 bộ hồ sơ về Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. 
  • Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, thẩm định và cấp giấy phép bán lẻ rượu cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
  • Bước 3: Thương nhân bán lẻ rượu nhận hồ sơ tại Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện

5. Thời hạn của Giấy phép bán lẻ rượu là bao lâu?

Theo điểm b khoản 2 Điều 28 Nghị định 105/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP), thời hạn giấy phép bán lẻ rượu được quy định như sau:

“2. Thời hạn của giấy phép:

a) Thời hạn của Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp là 15 năm;

b) Thời hạn của Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép phân phối rượu, Giấy phép bán buôn rượu, Giấy phép bán lẻ rượu là 05 năm.”

Như vậy, theo quy định nêu trên thời hạn của Giấy phép bán lẻ rượu là 05 năm.

Trên đây là tư vấn của công ty Luật Winlegal, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ tư vấn pháp luật trực tuyến qua số điện thoại 0246.29.33.222/0976.718.066 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! 

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P.Xuân La, Q.Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066

Chuyên Viên: Thu Luyến

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *