THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU năm 2025

Bạn đang muốn đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mình mà chưa thủ tục, hồ sơ đăng ký gồm những gì? Vậy bài viết dưới đây sẽ dành cho bạn!

1. Nhãn hiệu là gì?

Theo khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, 2022) quy định: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân này với tổ chức, cá nhân khác nhau”.

Dấu hiệu dùng để làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, hình ảnh, hình vẽ, từ ngữ… hoặc từ sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc, hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa.

Ví dụ: nhãn hiệu điện thoại apple có dấu hiệu là quả táo cắn dở; nhãn hiệu Sony dấu hiệu chỉ gồm phần chữ; nhãn Coca.cola thì gồm phần chữ cách điệu,…

2. Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ

Đối với nhãn hiệu, căn cứ theo Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2022 quy định về điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ:

“Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa;
  2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.”

Như vậy, điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ là những dấu hiệu có thể nhìn thấy được, như chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp của các yếu tố này. Những dấu hiệu này có thể được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc, hoặc dưới dạng âm thanh chuyển thành đồ họa, và phải có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác.

3. Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

Trước khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, bạn có thể liên hệ với chuyên viên của Winlegal để được hỗ trợ tra cứu nhãn hiệu. Trong trường hợp nhãn có dấu hiệu trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu khác, Winlegal sẽ tư vấn quý bạn sửa đổi. Trường hợp sau khi tra cứu nhãn hiệu có khả năng bảo hộ thì chúng tôi sẽ tiến hành soạn hồ sơ bảo hộ nhãn hiệu cho quý bạn.

Quy trình, thủ tục đăng ký nhãn hiệu bao gồm các bước sau:

quy trình, thủ tục đăng ký nhãn hiệuNguồn: https://www.ipvietnam.gov.vn/nhan-hieu

Bước 1: Lựa chọn nhãn hiệu và nhóm sản phẩm, dịch vụ cần bảo hộ

Chọn nhãn hiệu thể mang dấu ấn riêng có tính nhận diện cho sản phẩm dịch, vụ của mình nhưng đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, không trùng hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác đã đăng ký. 

Lựa chọn danh mục sản phẩm, dịch vụ theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu Ni-xơ.

Bạn có thể quan tâm: Các dấu hiệu không được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu

Bước 2: Tra cứu nhãn hiệu

Tra cứu để xác định khả năng đăng ký của nhãn hiệu. Có thể thực hiện tra cứu sơ bộ miễn phí hoặc tra cứu chuyên sâu để đánh giá khả năng bảo hộ nhãn hiệu.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký

Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bao gồm:

+) Tờ khai (2 bản) (Ban hành kèm theo Thông tư 16/2016/TT-BKHCN)

+) Mẫu nhãn kích thước 8*8 cm (5 mẫu)

+) Hồ sơ khác: quy chế, văn bản đồng ý cho phép sử dụng chỉ dẫn địa lý của địa phương

Bước 4: Thẩm định hình thức đơn đăng ký

Cục Sở hữu trí tuệ sẽ kiểm tra hồ sơ trong vòng 1 tháng và thông báo chấp nhận hoặc yêu cầu sửa đổi.

Bước 5: Công bố đơn

Đơn được công bố trên website của Cục Sở hữu trí tuệ trong vòng 2 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ. Nội dung công bố đơn bao gồm: Các thông tin về đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ. 

Bước 6: Thẩm định nội dung

Thời gian thẩm định nội dung là 9 tháng từ ngày công bố đơn. Cục Sở hữu trí tuệ (CSHTT) xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo vệ nhãn hiệu. Nếu đơn đáp ứng đủ điều kiện, CSHTT sẽ ra Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ. Nếu không đủ điều kiện, CSHTT sẽ ra Thông báo từ chối cấp văn bằng. Chủ đơn có thể gửi công văn phản hồi, đưa ra lý do yêu cầu cấp văn bằng. Nếu Cục vẫn từ chối, chủ đơn có thể khiếu nại quyết định từ chối này.

Bước 7: Nộp lệ phí cấp văn bằng

Sau khi có thông báo cấp văn bằng, chủ đơn nộp lệ phí cấp bằng bảo hộ và các lệ phí khác.

+) Lệ phí cấp văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng;

+) Phí đăng bạ: 120.000 đồng;

+) Phí công bố nhãn hiệu: 120.000 đồng.

+) Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ bảo hộ tăng thêm, lệ phí cấp giấy chứng nhận tăng thêm: 100.000 đồng;

Bước 8: Cấp Giấy chứng nhận

Sau khi nộp lệ phí, Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu trong 2-3 tháng. Thời gian đăng ký nhãn hiệu khoảng 12-18 tháng, với thời gian bảo hộ là 10 năm, có thể gia hạn.

4. Địa điểm nộp hồ sơ nhãn hiệu

Tờ khai đăng ký đăng ký thương hiệu có thể nộp trực tiếp hoặc gửi chuyển phát tới Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc Văn phòng đại diện của Cục tại các tỉnh thành lớn, cụ thể:

4.1. Tại Hà Nội

Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Địa chỉ: Số 386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội 

Tel: 024 3858 3069

4.2. Tại thành phố Hồ Chí Minh

Văn phòng đại diện của Cục SHTT tại Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 8A/1 Nguyễn Cảnh Chân, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 3920 8483 – 3920 8485

4.3. Tại thành phố Đà Nẵng

Văn phòng đại diện Cục SHTT tại miền Trung (Đà Nẵng)

Địa chỉ: 26 Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Điện thoại: 0236.3889955;  Mobile Phone : 0903502566

5. Thời gian đăng ký nhãn hiệu

  • Thời gian tra cứu nhãn hiệu sơ bộ: 02 ngày
  • Thời gian tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu: 05 – 07 ngày

– Thời gian nộp đơn đăng ký nhãn hiệu và thẩm định nhãn hiệu theo quy định pháp luật ít nhất là 13 tháng tình từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, cụ thể như sau:

  • Thẩm định hình thức đơn đăng ký: 01 tháng
  • Đăng công báo sở hữu công nghiệp: 02 tháng
  • Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu: 09 tháng
  • Thông báo cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu: 01 tháng

– Tuy nhiên thực tế do số lượng đơn lớn tồn đọng qua các năm dẫn đến tình trạng đơn hiện nay đang bị quá tải nên thời gian chuyên viên xử lý đơn có thể lâu hơn, cụ thể như sau:

  • Thẩm định hình thực đơn đăng ký: 05-06 tháng
  • Đăng công báo  sở hữu công nghiệp: 05-06 tháng
  • Thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu: 18 – 20 tháng
  • Thông báo cấp văn bằng: 02 tháng

Như vậy, thời gian đăng ký nhãn hiệu thực tế có thể kéo dài từ 24 – 36 tháng từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu

Trên đây là những thông tin về thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Nếu quý bạn đọc muốn tìm hiểu thêm các thông tin liên hệ ngay với chúng tôi:

WINLEGAL – TÍN NHIỆM CÙNG THÀNH CÔNG

Địa chỉ: Số 623 La Thành, phường Thành Công, quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 0246.29.33.222

Email: winlegal.vn@gmail.com

Website: https://winlegal.vn/

Facebook: Công ty Luật TNHH Winlegal

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *