Làm thế nào để đăng ký kinh doanh xưởng sản xuất?

Làm thế nào để đăng ký kinh doanh xưởng sản xuất

Anh A đang chuẩn bị mở một xưởng sản xuất để kinh doanh nhưng A chưa biết đăng ký kinh doanh xưởng sản xuất như thế nào? Đây không chỉ là thắc mắc riêng của A mà còn là thắc mắc chung của hầu hết những người kinh doanh. Hiểu được điều đó, WINLEGAL đã lên kế hoạch cho bài viết này để phục vụ mọi người.

1. Sự khác nhau giữa kinh doanh xưởng sản xuất cá thể và công ty

Ưu điểm Nhược điểm

Cá thể

·        Phù hợp với những người kinh doanh với quy mô nhỏ lẻ, không có dự định mở rộng quy mô trong tương lai;

·        Chế độ nghiệp vụ kế toán gọn nhẹ, đơn giản.

·        Tính chất hoạt động manh mún, nhỏ lẻ;

·        Không có tư cách pháp nhân, chủ hộ kinh doanh cá thể phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình;

·        Ít tạo dựng được lòng tin cho đối tác lớn khi lần đầu làm việc;

·        Bị hạn chế số lượng người lao động được sử dụng, chỉ được sử dụng ít hơn 10 lao động;

·        Chỉ được đăng ký kinh doanh tại 1 địa điểm duy nhất trên địa bàn cả nước, không thể mở thêm các đơn vị phụ thuộc.

 

Công ty

·        Tùy theo loại hình doanh nghiệp mà có hoặc không có tư cách pháp nhân;

·        Dễ dàng hơn trong việc tạo dựng lòng tin, uy tín đối với đối tác trong lần làm việc đầu tiên;

·        Không giới hạn lao động được sử dụng;

·        Không giới hạn quy mô, vốn và địa điểm kinh doanh.

 

·        Chế độ kế toán phức tạp, khó khăn cho người mới khởi nghiệp, chưa có nghiệp vụ kế toán và quản lý công ty.

Xem thêm: Hướng dẫn tạo thủ tục phá sản cho doanh nghiệp

2. Thủ tục đăng ký kinh doanh xưởng sản xuất hộ cá thể

Hoàn tất được thủ tục thì bạn sẽ thực hiện nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh xưởng sản xuất tại ủy ban nhân dân quận, huyện nơi bạn đặt trụ sở kinh doanh.

Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể gồm các thành phần sau:

  • Đơn xin đăng ký kinh doanh;
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện đăng ký kinh doanh nếu kinh doanh ngành nghề có điều kiện;
  • Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà hoặc hợp đồng thuê mướn mặt bằng có xác nhận của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

3. Thủ tục thành lập công ty kinh doanh xưởng sản xuất

3.1 Hồ sơ đầy đủ để đăng ký kinh doanh

  • Đơn đăng ký kinh doanh;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên nếu thành lập công ty TNHH 2 thành viên, danh sách cổ đông nếu thành lập công ty cổ phần;
  • Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện pháp luật và các thành viên, các cổ đông của công ty

Chú ý:

3-5 ngày kể từ lúc làm việc, hồ sơ đăng ký kinh doanh xưởng sản xuất mà hợp lệ thì sẽ được cấp giấy phép kinh doanh kèm mã số thuế cho người đăng ký kinh doanh.

Xem thêm: Mở doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chức năng bạn phải làm gì?

3.2 Những điều cần làm sau khi đăng ký kính doanh

  • Tiến hành khắc dấu và thông báo phát hành mẫu dấu pháp nhân;
  • Gắn bảng hiệu tại trụ sở của công ty;
  • Tiến hành khai thuế ban đầu cho cong ty tại chi cục thuế quận/ huyện nơi công ty đặt trụ sở chính;
  • Mở tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản ngân hàng lên sở kế hoạch và đầu tư;
  • Mua token và kích hoạt nộp thuế điện tử;
  • Nộp thuế môn bài;
  • Làm thủ tục xin đặt in hóa đơn, đặt in hóa đơn, Thông báo phát hành hóa đơn giá trị gia tăng;

Thủ tục đơn giản nhưng nếu không nắm rõ thì cũng trở nên phức tạp. Bạn hãy là một doanh nghiệp thông thái tìm hiểu và nắm bắt rõ thông tin trước khi đưa ra quyết định nhé.

Mọi thông tin tư vấn hỗ trợ về dịch vụ vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1 đường Nguyễn Hoàng Tôn, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222

Email:  admin@winlegal.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *