Giá khởi điểm, tiền đặt trước và bước giá trong đấu giá

Giá khởi điểm, tiền đặt trước và bước giá trong đấu giá

Hiện nay nhu cầu đấu giá tài sản đang ngày càng tăng cao, đặc biệt với sự mở rộng không chỉ đấu giá các tài sản như quyền sử dụng đất, cổ vật, trang sức,…mà còn mở rộng đấu giá biển số xe. Trong bối cảnh đó, việc hiểu biết cơ bản về đấu giá tài sản là cần thiết, vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi sẽ tiến hành phân biệt một số khái niệm cơ bản của đấu giá tài sản là giá khởi điểm, tiền đặt trước và bước giá thông qua phân tích khái niệm và đưa ra ví dụ chứng minh.

1. Căn cứ pháp lý

–  Luật đấu giá tài sản năm 2016;

–  Văn bản hợp nhất 12/VBHN-VPQH năm 2023 hợp nhất Luật Đấu giá tài sản;

–  Nghị định 47/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 62/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu giá tài sản.

2. Phân tích

2.1 Về giá khởi điểm

Theo quy định tại khoản 3, điều 5, Luật Đấu giá tài sản năm 2016 quy định “Giá khởi điểm là giá ban đầu thấp nhất của tài sản đấu giá trong trường hợp đấu giá theo phương thức trả giá lên; giá ban đầu cao nhất của tài sản đấu giá trong trường hợp đấu giá theo phương thức đặt giá xuống.”. Như vậy, giá khởi điểm được xác định là giá thấp nhất của tài sản đấu giá trong trường hợp phiên đấu giá áp dụng phương thức đấu giá lên, còn là giá cao nhất nếu đó là phiên đấu giá theo phương thức đấu giá xuống.

Ví dụ 1: Đối với phiên đấu giá theo phương thức trả giá lên: Trong một phiên đấu giá tài sản có đối tượng là quyền sử dụng đất, giá khởi điểm đưa ra là 1.200.000.000 đồng thì người tham gia đấu giá sẽ phải xác định mức giá của quyền sử dụng đất sẽ bắt đầu đấu giá từ 1.200.000.000 đồng

Ví dụ 2: Đối với phiên đấu giá theo phương thức trả giá xuống: Trong trường hợp phiên đấu giá hoa với phương thức đấu giá xuống, giá khởi điểm của lô hoa được xác định là 300.000.000 đồng, tức các bên tham gia đấu giá sẽ tiến hành đấu giá thấp hơn mức 300.000.000 đồng trong phiên đó.

Giá khởi điểm, tiền đặt trước và bước giá trong đấu giá
Giá khởi điểm, tiền đặt trước và bước giá trong đấu giá

2.2 Về tiền đặt trước

Theo quy định tại khoản 1, điều 39, Luật Đấu giá tài sản năm 2016 “Người tham gia đấu giá phải nộp tiền đặt trước. Khoản tiền đặt trước do tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá thỏa thuận, nhưng tối thiểu là năm phần trăm và tối đa là hai mươi phần trăm giá khởi điểm của tài sản đấu giá.” Như vậy, đây là khoản tiền mà người tham gia đấu giá phải nộp trước khi tham gia. Số tiền đặt trước sẽ do tổ chức đấu giá và tài sản đấu giá thỏa thuận nhưng tối thiểu là 5% và tối đa là 20% giá khởi điểm của tài sản đấu giá. 

Ví dụ: Tài sản đấu giá là quyền sử dụng đất với giá khởi điểm là 1.000.000.000 đồng thì người tham gia đấu giá sẽ phải nộp tiền đặt trước từ khoảng 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng để tham gia phiên đấu giá đó. Tiền đặt trước được xác định như một khoản cọc “làm tin” để đảm bảo những người tham gia đấu giá sẽ tham gia.

Chú thích: Phân biệt giá khởi điểm, tiền đặt trước và bước giá?

2.3 Về bước giá

Theo quy định tại khoản 1, điều 5, Luật Đấu giá tài sản năm 2016 “Bước giá là mức chênh lệch tối thiểu của lần trả giá sau so với lần trả giá trước liền kề trong trường hợp đấu giá theo phương thức trả giá lên. Bước giá do người có tài sản đấu giá quyết định và thông báo bằng văn bản cho tổ chức đấu giá tài sản đối với từng cuộc đấu giá.” Như vậy, bước giá được xác định là số tiền chênh ít nhất mỗi lần người tham gia đấu giá thực hiện hoạt động đấu giá. Bước giá sẽ do người có tài sản đấu giá quyết định và chỉ áp dụng đối với trường hợp đấu giá theo phương thức trả giá lên. 

Ví dụ:  Bước giá mà người có tài sản đấu giá yêu cầu là 50 triệu, tức mỗi lần người tham gia đấu giá trả giá thì số tiền tối thiểu phải chênh với số trước là 50 triệu.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến giá khởi điểm, tiền đặt trước và bước giá. Trong trường hợp bạn đọc có bất kỳ thắc mắc gì về các quy định liên quan tới phân biệt giá khởi điểm, tiền đặt trước và bước giá, quý bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp fanpage hoặc hotline của công ty Luật Winlegal để được chúng tôi tư vấn và hỗ trợ.

Winlegal hỗ trợ tư vấn và cung cấp các dịch vụ về đấu giá biển số xe
– Hỗ trợ khách hàng đăng ký tài khoản đấu giá;
– Tư vấn cho khách hàng lựa chọn biển số xe ô tô phù hợp, phong thủy;
– Hỗ trợ khách hàng đấu giá biển số xe ô tô;
– Tư vấn cho khách hàng lịch các phiên đấu giá;
– Dịch vụ sau khi trúng đấu giá gồm: Đăng ký xe, lắp biển,…
—————————————-
#winlegal #dichvudangkybiensoxe >>>Tư vấn miễn phí
———————————————
WINLEGAL – TÍN NHIỆM CÙNG THÀNH CÔNG
𝗛𝗼𝘁𝗹𝗶𝗻𝗲 | 0976.718.066 / 0976.738.066
𝐖𝐞𝐛𝐬𝐢𝐭𝐞: winlegal.vn
#dkdg #dangkybiensoxe #winlegal #hotrodaugiabiensoxe #daugiabiensoxeoto

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *