Trong phạm vi bài viết này, Công ty luật Winlegal sẽ giúp các bạn giải đáp câu hỏi: Công ty con có được mua cổ phần của công ty mẹ không?
Mục lục
I. Cơ sở pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2020
- Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014
- Nghị định số 122/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
II. Công ty con là gì?
Căn cứ tại Khoản 1 của Điều 195 trong Luật Doanh nghiệp 2020, công ty sẽ là công ty mẹ của một công ty khác nếu thuộc một trong những trường hợp dưới đây:
– Công ty mẹ phải sở hữu trên 50% số vốn điều lệ của công ty (đối với trường hợp là các công ty TNHH) hoặc là công ty mẹ sở hữu trên 50% tổng số cổ phần phổ thông công ty (đối với trường hợp là những công ty cổ phần);
– Công ty mẹ có quyền bổ nhiệm những chức danh trong một công ty, chẳng hạn như: Chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, tổng giám đốc hoặc giám đốc;
Công ty mẹ có quyền quyết định thực hiện việc sửa đổi hay bổ sung điều lệ trong công ty
Theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 của Điều 195 trong Luật Doanh nghiệp 2020 thì
– Công ty con là công ty không được phép đầu tư mua cổ phần hay góp vốn vào công ty mẹ.
– Những công ty con trong cùng một công ty mẹ không được phép cùng góp số vốn hay mua cổ phần nhằm mục đích sở hữu chéo lẫn nhau;
– Những công ty con mà có cùng công ty mẹ (điều kiện là công ty mẹ phải sở hữu ít nhất là 65% số vốn nhà nước) thì không được đồng thời cùng nhau góp vốn hay mua cổ phần của một doanh nghiệp khác hay tự ý thành lập công ty mới.
Như vậy có thể hiểu, công ty con là công ty được một công ty khác hay còn gọi là công ty mẹ thực hiện góp vốn trên mức 50% số vốn điều lệ công ty.
III. Công ty con có được mua cổ phần của công ty mẹ không?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2014 về việc đầu tư góp vốn, mua cổ phần giữa công ty con và công ty mẹ như sau:
“Điều 189. Công ty mẹ, công ty con
[…]
- Công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.”
Như vậy, theo quy định trên thì công ty con sẽ không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ.
Ngoài ra, Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau
Nếu vi phạm thì theo quy định tại Điều 59 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP thì việc công ty con mua cổ phần của công ty mẹ sẽ bị xử phạt như sau:
“Điều 59. Vi phạm đối với doanh nghiệp được tổ chức theo mô hình công ty mẹ, công ty con
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
- Mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ.
- Cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau.
- Cùng góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác hoặc thành lập doanh nghiệp mới (đối với các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước).”
Như vậy, công ty con sẽ bị xử phạt từ 50 triệu đồng – 70 triệu đồng nếu mua cổ phần của công ty mẹ.
IV. Một số câu hỏi khác liên quan đến công ty mẹ-công ty con
Câu 1: Công ty mẹ có được ủy quyền cho công ty con làm việc với chủ đầu tư?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 196 Luật Doanh nghiệp thì Công ty mẹ và Công ty con thực hiện hoạt động kinh doanh độc lập. Do đó, khi Công ty mẹ không được phép ủy quyền cho công ty con làm việc với chủ đầu tư.
Kể cả trong trường hợp công ty con trở thành nhà thầu phụ của công ty mẹ thì công ty con sẽ chỉ được hỗ trợ cùng Công ty mẹ thực hiện, ký hợp đồng với Công ty mẹ, mà không thể ký trực tiếp với Chủ đầu tư.
Câu 2: Công ty con do doanh nghiệp nhà nước thành lập có phải doanh nghiệp nhà nước?
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 thì Doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Cũng theo quy định tại khoản 3 Điều 3, Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 thì việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp là việc Nhà nước sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước hoặc vốn từ các quỹ do Nhà nước quản lý để đầu tư vào doanh nghiệp.
Như vậy các công ty con của doanh nghiệp nhà nước được thành lập bởi chính các doanh nghiệp nhà nước đó thì không được coi là doanh nghiệp nhà nước. Bởi những công ty con nói trên không được thành lập từ nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hay các nguồn vốn thuộc các quỹ do nhà nước quản lý mà được thành lập trực tiếp từ nguồn vốn của doanh nghiệp nhà nước mẹ.
Trên đây là những giải đáp về vấn đề công ty con có được mua cổ phần của công ty mẹ theo quy định của pháp luật hiện hành và giải đáp một số câu hỏi khác liên quan đến công ty mẹ-công ty con. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL
Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội
Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066
Chuyên viên: Thảo My
Ngày xuất bản: 07/01/2024