TRƯỜNG HỢP CHỒNG KHÔNG CÓ QUYỀN LY HÔN

I. Căn cứ pháp lý

II. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

Điều 51 Luật HNGĐ quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:

  • Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
  • Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Những chủ thể nêu trên có quyền yêu cầu ly hôn khi có căn cứ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Quy định này nhằm đảm bảo nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, theo ý chí của các bên. Việc quy định các chủ thể đặc biệt như cha, mẹ, người thân thích của một bên vợ, chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn nếu:

Một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ gây ra cũng là hợp lý, để bảo vệ cho một bên vợ, chồng khi bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần mà không thể tự bảo vệ mình.

III. Chồng không có quyền ly hôn trong trường hợp nào? 

Căn cứ theo khoản 3, điều 51, Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: ” Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn…

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Theo quy định này, trong thời gian người vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn. Nếu người chồng có yêu cầu ly hôn trong khoảng thời gian đó mà không có sự đồng ý của người vợ thì Tòa án sẽ bác đơn ly hôn. Quy định này đặt ra nhằm bảo vệ quyền lợi của người vợ và đứa trẻ, dù có xảy ra mâu thuẫn nghiêm trọng như thế nào thì vẫn có sự hỗ trợ, chăm sóc từ người chồng trong thời gian khó khăn đó. Quy định trên chỉ hạn chế quyền yêu cầu ly hôn đơn phương của người chồng trong thời gian vợ đang mang thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Như vậy, để đảm bảo về quyền lợi cho người phụ nữ và trẻ em, pháp luật Việt Nam hạn chế quyền ly hôn của người chồng trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Trên thực tế, việc xác định người vợ đang nuôi con dưới 12 tháng sẽ dựa trên sự thực là người vợ đang chăm sóc, trông nom hay nuôi dưỡng con dưới 12 tháng, do vậy khi thực hiện quy định sẽ phát sinh một số tranh chấp, vướng mắc ở một số trường hợp cụ thể  mà cần phải xác định xem là người chồng có được quyền đơn phương ly hôn hay không.

Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi cho thắc mắc liên quan tới việc người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp nào. Nếu còn vướng mắc,chưa hiểu rõ hay cần sự hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ!

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066

Chuyên Viên: Thu Luyến

Ngày xuất bản: 06/11/2023

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *