Để tạo được lòng tin với khách hàng, các nhà đầu tư, cũng như nhận được sự bảo hộ của pháp luật và tránh bị xử phạt hành chính khi bị cơ quan quản lý có thẩm quyền kiểm tra giấy phép thì việc đăng ký kinh doanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh, buôn bán ở bất kỳ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ nào. Cũng từ đó, mô hình hộ kinh doanh là một trong các hình thức kinh doanh tại Việt Nam được phổ biến rộng rãi, phù hợp với một cá nhân hoặc các thành viên trong hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Đây không phải là một loại hình doanh nghiệp, vì Luật doanh nghiệp chưa định nghĩa cụ thể mà nó được quy định tại Điều 79 Nghị định Bài viết dưới đây, Công ty Luật Winlegal sẽ cung cấp cho bạn 4 lý do nên lựa chọn thành lập lại hình hộ kinh doanh cá thể.
Mục lục
1. Quy mô kinh doanh nhỏ lẻ, vốn ít, độc lập về quản lý.
Hộ kinh doanh do cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình cùng nhau góp vốn, do vậy thường ít vốn, quy mô nhỏ lẻ và tự quản lý thu chi. Do vậy, với các ngành nghề kinh doanh nhỏ lẻ, vốn ít và mang tính tự phát về sản xuất, kinh doanh thì việc lựa chọn đăng ký thành lập hộ kinh doanh là phương án phù hợp.
2. Thủ tục thành lập dễ dàng
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì cơ quan tiếp nhận và giải quyết hồ sơ về Đăng ký hộ kinh doanh sẽ do Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở Hộ kinh doanh, cụ thể Phòng Tài Chính – Kế Hoạch cấp huyện sẽ là cơ quan chuyên môn cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Hồ sơ chuẩn bị bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao công chứng/chứng thực CCCD/CMND;
- Bản sao chứng chỉ, bằng cấp liên quan tới ngành nghề kinh doanh có điều kiện;
- Hợp đồng thuê nhà.
Hiện nay hệ thống công nghệ thông tin ngày càng phát triển, hệ thống đăng ký kinh doanh qua mạng đã khá phổ biến và gần như đã triển khai việc nộp hồ sơ online tại tất cả các tỉnh/thành trên toàn quốc. Do vậy, khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ nêu trên bạn chỉ cần tạo tài khoản đăng ký và nhập liệu thông tin cũng như update hồ sơ lên hệ thống một cách đơn giản mà không cần phải đến trực tiếp. Sau đó chỉ chờ kết quả và lên nhận giấy phép đăng ký kinh doanh tại bộ phận một cửa.
Thời gian: 3-5 ngày làm việc.
Lệ phí nhà nước: 100.000 đồng
3. Khai và nộp thuế khoán nhanh gọn.
Đối với loại hình hộ kinh doanh, việc nộp thuế chủ yếu sẽ nộp theo hình thức nộp trực tiếp cho cơ quan thuế hoặc nộp qua kho bạc. Sau khi có giấy phép đăng ký kinh doanh chủ hộ sẽ thực hiện việc kê khai thuế ban đầu tại cơ quan thuế quận/huyện hoặc đội thuế phường/xã.
Theo Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định có 4 phương pháp tính thuế gồm:
- Phương pháp kê khai;
- Phương pháp nộp thuế theo từng lần phát sinh;
- Phương pháp khoán;
- Tổ chức, cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân.
Hiện nay, phương pháp tính thuế khoán được áp dụng phổ biến, rộng rãi đối với hộ kinh doanh. Nghĩa là sau khi kê khai bước đầu, cơ quan thuế sẽ áp một mức khoán cụ thể hàng tháng/quý/năm cho hộ kinh doanh, thuế khoán đã bao gồm Thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng. Ngoài ra mức thuế môn bài chủ hộ sẽ nộp vào đầu mỗi năm.
4. Chế độ sổ sách kế toán đơn giản
Theo Khoản 1 Điều 7 Thông tư 40/2021/TT-BTC thì đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quy mô nhỏ và không thuộc trường hợp phương pháp nộp thuế theo từng lần phát sinh thì được nộp theo phương pháp thuế khoán mà không cần thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ hay phương pháp kê khai.
Trong phạm vi của bài viết, Công ty Luật Winlegal xin được gửi đến Quý khách hàng 04 lý do nên thành lập hộ kinh doanh. Hi vọng qua đó sẽ phổ biến được những thông tin hữu ích tới quý độc giả. Mọi nhu cầu hỗ trợ về pháp lý xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL
Lô 09 khu N1 ngõ 1, Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội
Hotline liên hệ tư vấn: 0246.29.33.222/0976.718.066
Đỗ Phùng Mỹ Châu