Xử lý việc khai thác cát “lậu” tại Việt Nam như thế nào?

 

           Việc phát triển nền kinh tế nhanh chóng đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn nguyên liệu phục vụ cho xây dựng cơ sở hạ tầng đặc biệt là việc thiết hụt nguồn cát dẫn đến việc nạo vét cát thiếu kiểm soát vượt quá mức cho. Việc nạo vét cát tự nhiên tại các con sông là nguyên nhân chính làm biến dạng lòng sông, nguy cơ cao làm các bờ sông sạt lở, lũ lụt. Việc khai thác cát trái phép dẫn đến hậu quả pháp lý như thế nào? Luật Winlegal sẽ giúp bạn đọc giải đáp trong bài viết về tình trạng khai thác cát lậu và việc xử lý khai thác cát “lậu” tại Việt Nam.

1. Cát có phải là khoáng sản?

           Khoáng sản theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật khoáng sản năm 2010 thì Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ.

           Theo Điều 64 Luật Khoáng sản 2010 quy định Cát nói chung là loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.

           Như vậy, cát chính là một trong các loại khoáng sản. Việc quản lý và hoạt động khai thác cát phải tuân thủ theo quy định pháp luật về khoáng sản. Muốn khai thác cát phải lập Đề án, được Cơ quan quản lý nhà nước cấp phép.

           Đối với các trường hợp sau đây thì tổ chức, cá nhân không phải xin cấp phép khai thác khoáng sản:

    • Khai thác trong diện tích đất của dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư mà sản phẩm khai thác chỉ được sử dụng cho xây dựng công trình đó. Trước khi tiến hành khai thác khoáng sản, tổ chức, cá nhân phải đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
    • Khai thác trong diện tích đất ở thuộc quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó.

           Như vậy, nếu khai thác cát không thuộc diện tích đất của dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư hoặc không thuộc diện tích đất ở thuộc quyền sở hữu của hộ gia đình, cá nhân để xây dựng công trình cho hộ gia đình, cá nhân đó thì tổ chức, cá nhân khai thác cát phải đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản.

2. Xử lý vi phạm đối với hành vi khai thác cát trái phép.

           Về xử lý vi phạm hành chính, hành vi khai thác cát trái phép thì cơ quan chức năng sẽ tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi, chủ thể thực hiện hành vi khai thác cát trái phép nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử phạt với các mức phạt hành chính.

    • Đối với cá nhân và hộ kinh doanh, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ phạt từ 20 – 200 triệu đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện từ dưới 10 – 50m3 trở lên theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 36/2020/NĐ-CP; Khoản 1 Điều 48 Nghị định 36/2020/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 04/2022/NĐ-CP;
    • Đối với tổ chức, mức phạt vi phạm hành chính gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 36/2020/NĐ-CP)

            Xử lý hình sự, tổ chức, cá nhân thu lợi bất chính từ việc khai thác cát có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 227 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 về “Tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài . Cụ thể như sau:

            “1. Người nào vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội thủy, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

            a) Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

…..

            đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”.

           Trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội thì bị xử phạt theo quy định tại khoản 4 Điều 227 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:

          “a) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc khoáng sản trị giá từ 700.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

          b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

         c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm”.

         Trên đây, là những giải đáp về việc xử lý khi khai thác cát trái phép. Quý khách cần tư vấn thêm xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Đỗ Phùng Mỹ Châu

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *