Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới

Bình đẳng giới được hiểu là sự bình đẳng về mặt luật pháp cũng như bình đẳng trong vị thế xã hội giữa nam và nữ, trong đó gồm cả cộng đồng người đồng tính luyến ái và người chuyển giới được đối xử công bằng trong tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế – xã hội và quyền.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

1. Quy định về tội xâm phạm quyền bình đẳng giới

Theo Điều 165 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội xâm phạm quyền bình đẳng giới như sau:

1.Người nào vì lý do giới mà thực hiện hành vi dưới bất kỳ hình thức nào cản trở người khác tham gia hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Đối với 02 người trở lên.

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.” 

2. Cấu thành tội phạm tội xâm phạm quyền bình đẳng giới

2.1 Mặt khách thể

Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới xâm hại đến một trong những nội dung của quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ đó là quyền bình đẳng giới, vi phạm một nội dung hiến định về việc nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.

2.2 Mặt khách quan

Tội phạm được thực hiện bằng bất kỳ hành vi nào như dùng bạo lực thân thể, bạo lực tinh thần, bạo lực kinh tế, lừa dối… hoặc thủ đoạn khác nhằm cản trở người khác tham gia hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, bất chấp việc chủ thể trước đó đã từng bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này. Dấu hiệu đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính là dấu hiệu bắt buộc để định tội và là dấu hiệu quan trọng để phân biệt hành vi là tội phạm hay chỉ là vi phạm pháp luật khác.

Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm không phải là dấu hiệu bắt buộc để định tội nhưng lại có ý nghĩa để Tòa cân nhắc khi quyết định hình phạt.

2.3 Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội xâm phạm quyền bình đẳng giới của người khác cũng phải đảm bảo các yếu tố (điều kiện) cần và đủ như: độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự quy định tại các điều 12; 13 Bộ luật Hình sự. Đối với tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ chỉ những người đủ 16 tuổi trở lên mới có thể là chủ thể của tội phạm này

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ. Tuy nhiên, đối với tội phạm này cũng có nhiều trường hợp người phạm tội là người có chức vụ, quyền hạn.

2.4 Mặt chủ quan của tội phạm

Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới của người khác được thực hiện do cố ý (cố ý phạm tội), tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi cản trở người khác tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, khoa học, văn hóa xã hội là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả.

Nói chung, người phạm tội xâm phạm quyền bình đẳng giới của người khác thực hiện hành vi của mình do cố ý trực tiếp (hình thức lỗi cố ý thứ nhất), nhưng cũng có trường hợp người phạm tội chỉ nhận thức được hành vi là trái pháp luật, có thể thấy trước hậu quả của hành vi, không mong muốn nhưng để mặc cho hậu quả xảy ra (hình thức lỗi cố ý gián tiếp).

Người phạm tội xâm phạm quyền bình đẳng giới của người khác có nhiều động cơ khác nhau, động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này nên việc xác định động cơ của người phạm tội chỉ có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt.

Bài viết trên đây đã nói ngắn gọn về tội xâm phạm quyền bình đẳng giới mà bạn quan tâm. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, Công ty Luật TNHH Winlegal cung cấp dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo triển khai nhanh, uy tín cho khách hàng. Mọi nhu cầu cần hỗ trợ tư vấn pháp lý xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066

Chuyên viên: Ms. Thương

Ngày xuất bản: 02/11/2023

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *