Tội phá rối an ninh

I. Phá rối an ninh là gì?

Phá rối an ninh được hiểu là hành vi kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, với mục đích chống chính quyền nhân dân.

II. Quy định về tội phá rối an ninh

Điều 118 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định:

Điều 118. Tội phá rối an ninh

1.Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 112 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm.

2.Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

3.Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”

III. Hành vi của tội phá rối an ninh biểu hiện như thế nào?

Để xác định xem hành vi của một người có phạm tội phá rối an ninh hay không, phải xem xét hành vi đó có thuộc một trong các hành vi sau đây hay không: 

Thứ nhất, hành vi kích động, lôi kéo tập hợp nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội: Đây là hành vi của những kẻ chủ mưu, cầm đầu, chúng thường lợi dụng những thiếu sót của pháp luật, tôn giáo, sự lạc hậu của quần chúng để kích động, tập hợp nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, làm cho hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội. 

Ví dụ: Tập hợp nhiều người biểu tình (không có vũ trang) hoặc đưa đơn kiến nghị, yêu sách chính quyền giải quyết vấn đề gì đó hoặc đấu tranh không cho thu mua lương thực, thu thuế, không cho xây dựng công trình,…

Thứ hai, hành vi tham gia phá rối an ninh: Hành vi này được thực hiện bởi người đồng phạm với tên chủ mưu, cầm đầu, xúi giục, biết rõ việc tụ tập với những người khác nhằm phá rối an ninh, cản trở nhân viên Nhà nước, Bộ đội, Công an thi hành nhiệm vụ, gây khó khăn cho hoạt động bình thường của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội nhưng họ vẫn tham gia.

Thứ ba, hành vi chống người thi hành công vụ: hành vi bằng các thủ đoạn (như: bắt giữ, dùng vũ lực tấn công người thi hành công vụ,…) đe doạ, cưỡng bức họ làm trái pháp luật,… Người thi hành công vụ là người có chức vụ, quyền hạn tiếp xúc với nhân dân để giải quyết các công việc có liên quan đến chức trách của mình như Công an, Thuế vụ, Hải quan, Bộ đội,….

Thứ tư, hành vi cản trở hoạt động của cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội: hành vi gây khó khăn cho cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

IV. Ý nghĩa của việc ghi nhận tội phá rối an ninh trong luật hình sự Việt Nam

– Là cơ sở pháp lý giúp cho hoạt động bắt giam, điều tra, truy tố, xét xử,…của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được diễn ra nhanh chóng, đảm bảo xử lý đúng người, đúng tội đối với các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia

– Loại trừ nguy cơ bỏ lọt tội phạm đối với những đối tượng thực hiện hành vi cấu thành tội phạm nhưng chưa được quy định trong pháp luật hình sự.

Bài viết trên đây đã nói ngắn gọn về tội phá rối an ninh mà bạn quan tâm. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, Công ty Luật TNHH Winlegal cung cấp dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo triển khai nhanh, uy tín cho khách hàng. Mọi nhu cầu cần hỗ trợ tư vấn pháp lý xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066

Chuyên viên: Ms. Thương

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *