THỦ TỤC CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG DO THAY ĐỔI CƠ CẤU CÔNG NGHỆ

Vì nhiều lý do khác nhau mà doanh nghiệp phải thay đổi cơ cấu công nghệ dẫn đến việc phải cắt giảm một số lượng người lao động nhất định. Vậy thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu công nghệ như thế nào? 

Trong phạm vi bài viết dưới đây, công ty luật Winlegal sẽ giải đáp vấn đề trên.

1. Cơ sở pháp lý

2. Trường hợp thay đổi cơ cấu công nghệ

Khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thay đổi cơ cấu công nghệ gồm các trường hợp sau:

Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;

– Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;

– Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.

3. Thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu công nghệ

-Xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động. Tại Khoản 1 Điều 44 Bộ luật Lao động 2019 quy định trước khi chấm dứt hợp đồng với người lao động vì lý do thay đổi cơ cấu công nghệ thì trước đó phải lập phương án sử dụng lao động với những nội dung cơ bản. Theo đó, phương án sử dụng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau:

+ Số lượng và danh sách người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động được đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian;

+ Số lượng và danh sách người lao động nghỉ hưu;

+ Số lượng và danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;

+Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động và các bên liên quan trong việc thực hiện phương án sử dụng lao động;

+ Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.

Khi xây dựng phương án sử dụng lao động, người sử dụng lao động phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Phương án sử dụng lao động phải được thông báo công khai cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được thông qua.

-Ưu tiên đào tạo lại để tiếp tục sử dụng (nếu có chỗ làm việc mới)

-Trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có)

-Thông báo trước 30 ngày cho người lao động. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với nhiều người lao động chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho UBND cấp tỉnh và cho người lao động.

-Trả trợ cấp mất việc làm và thanh lý hợp đồng lao động (thanh toán lương, thưởng BHXH,…). Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật Lao động cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên bị mất việc làm do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã…

Trên đây là toàn bộ thông tin thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu công nghệ theo quy định của pháp luật hiện hành. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Thảo My

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *