Lương của người lao động trong thời kì nghỉ thai sản

Nghỉ thai sản người lao động có được trả lương không khi mà họ không thể tiếp tục tham gia vào công việc đã ký kết trong hợp đồng lao động? Nếu không được trả lương thì họ có nhận được khoản trợ cấp nào không và được nhận như thế nào. Trong bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho quý bạn đọc.

CƠ SỞ PHÁP LÝ:

– Bộ luật Lao động năm 2019

– Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Bảo hiểm Xã hội và Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam

I. Quy định của pháp luật về chế độ nghỉ thai sản

1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và hướng dẫn của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH   người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong 06 trường hợp sau đây:

Khi đáp ứng đủ thuộc vào các trường hợp được hưởng chế độ thai sản và quy định về đóng bảo hiểm theo điều này thì người lao động đáp ứng đủ các điều kiện để hưởng chế độ thai sản.

2. Cách tính mức hưởng chế độ thai sản

Cách tính tiền thai sản trong thời gian sinh con như sau:

Mức hưởng 1 tháng của người lao động bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Mức hưởng = (Mbq6t x 100% x T)

Trong đó:

Mbq6t: Mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

T: Số tháng nghỉ việc do sinh con hoặc nuôi con nuôi

Lưu ý: Trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật bảo hiểm  hội năm 2014 thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

Cách tính trợ cấp một lần khi sinh con

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 7,Nghị định 143/2018/NĐ-CP  và Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 cách tính mức hưởng trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi như sau:

Mức hưởng trợ cấp thai sản 1 lần = L x 2 x Lcs

Trong đó:

L: Số lượng con sinh (sinh 1 hoặc 2, 3, 4…)

Lcs: Mức lương cơ sở tại thời điểm sinh con

Cách tính mức hưởng chế độ thai sản 1 lần áp dụng trong các trường hợp:

– Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi không đủ điều kiện đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

– Chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng vợ sinh con cho mỗi con.

II. Thời gian hưởng chế độ nghỉ thai sản

Theo đó, thời gian áp dụng chế độ thai sản có hiệu lực kể từ ngày đầu bạn phát hiện mình có thai đến khi con ra đời và được đủ 12 tháng tuổi. Trong đó:

  • Thời gian hưởng chế độ khi khám thai
  • Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
  • Thời gian hưởng chế độ khi sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý

Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

  • 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
  • 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
  • 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
  • 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.
  • Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới 02 tháng tuổi bị chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con; nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá 02 tháng.

III. Mức nhận trợ cấp khi hưởng chế độ thai sản

1. Chế độ nghỉ dưỡng sau sinh

Căn cứ Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định, lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu đi làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 – 10 ngày.

Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định thì mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội

Từ ngày 01/07/2018 mức trợ cấp cho lao động nữ sinh con là 2,78 triệu đồng/lần thay vì 2,6 triệu đồng/ lần như trước đây.

Quy định về chế độ thai sản đã góp phần ổn định tâm lý của người lao động, đặc biệt là lao động nữ khi họ có nhu cầu sinh con, nhận con nuôi, giúp họ có thời gian chăm sóc con cái, bảo vệ sức khoẻ cho cả mẹ và con, không lo lắng về chi phí sinh con khi không tham gia lao động.

2. Trường hợp vợ chồng sinh con nhưng chỉ có chồng tham gia BHXH

Theo quy định, khi vợ sinh con có chồng tham gia đóng BHXH thì người chồng sẽ được hưởng chế độ thai sản cho chồng, được nghỉ làm việc tại công ty mà vẫn được hưởng lương đầy đủ. Căn cứ vào Khoản 2, Điều 34, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 người chồng có vợ sinh con sẽ được nghỉ như sau:

  • Nghỉ 05 ngày làm việc với sinh thường 1 con;
  • Nghỉ 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi;
  • Nghỉ 10 ngày làm việc với trường hợp sinh đôi, từ sinh ba thì thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc, tối đa không quá 14 ngày làm việc;
  • Nghỉ 14 ngày làm việc trong trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật

Tuy nhiên lao động nam cần lưu ý số ngày nghỉ tính cả ngày nghỉ lễ, Tết và ngày nghỉ cuối tuần. Thời gian nghỉ của lao động nam được tính trong vòng 30 ngày kể từ ngày vợ sinh con. Trường hợp lao động nam nghỉ trước thời gian vợ sinh con thì những ngày nghỉ đó được tính là nghỉ phép/ hoặc nghỉ tự do và không được hưởng lương.

Trên đây là những quy định pháp luật cơ bản về chế độ lương thưởng của người lao động trong thời kì thai sản. Mọi thắc mắc xin quý độc giả liên hệ về:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066

Chuyên viên: Thảo Ly

Ngày xuất bản: 30/10/2023

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *