Đại lý thương mại là hoạt động thương mại rất phổ biến hiện nay và được nhiều người quan tâm. Trong phạm vi bài viết này, Công ty luật Winlegal tìm hiểu về đại lý thương mại.
Mục lục
1. Cơ sở pháp lý
- Luật thương mại 2005
2. Đại lý thương mại là gì?
Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao (điều 166 luật thương mại 2005).
Theo Điều 167 luật thương mại có bên trong quan hệ đại lý gồm:
– Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hoá cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân uỷ quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ.
– Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hoá để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận uỷ quyền cung ứng dịch vụ.
3. Hợp đồng đại lý
Hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Theo điều 169 Luật thương mại 2005 thì hợp đồng đại lý gồm các loại:
– Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý.
– Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định.
– Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý. Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc. Các đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa của tổng đại lý.
4. Đặc điểm của đại lý thương mại
Thứ nhất, trong quan hệ đại lý có sự tham gia của ba bên chủ thể: bên giao đại lý, bên đại lý và bên thứ ba. Trong quan hệ đại lý, song song tồn tại hai nhóm quan hệ: thứ nhất là quan hệ giữa bên giao đại lý và bên đại lý; thứ hai đó là quan hệ giữa bên đại lý và bên thứ ba. Các quan hệ này phát sinh trên cơ sở hợp đồng. Hai nhóm quan hệ này có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Thứ hai, bên đại lý nhân danh chính mình tiến hành giao dịch thương mại với bên thứ ba vì lợi ích của bên giao đại lý để hưởng thù lao. Trong hoạt động đại lý thương mại, bên đại lý phải là thương nhân, là các tổ chức kinh tế thành lập hợp pháp, cá nhân thực hiện hoạt động thương mại một cách thường xuyên và có đăng ký kinh doanh theo Điều 6 Luật Thương mại 2005. Các thương nhân này có tư cách pháp lý hoàn toàn độc lập với bên giao đại lý và bên thứ ba. Những người này chỉ được thực hiện hoạt động trong phạm vi, quyền hạn theo quy định trong nội bộ thương nhân đó. Còn bên đại lý thương mại có trụ sở riêng, có tư cách pháp lý độc lập, tự định đoạt thời gian làm việc, thực hiện mọi quyền hạn có được của mình và tự chịu trách nhiệm về những hoạt động đó.
Thứ ba, phạm vi hoạt động của đại lý thương mại. Luật thương mại 2005 quy định đại lý thương mại không chỉ hoạt động trong lĩnh vực mua bán hàng hóa nà còn cả cung ứng dịch vụ.
Thứ tư, cơ sở phát sinh đại lý thương mại. Quan hệ đại lý thương mại được xác lập bằng hợp đồng, được gọi là hợp đồng đại lý. Hợp đồng đại lý được giao kết giữa thương nhân giao đại lý và thương nhân làm đại lý. Hợp đồng chính là kết quả của sự thỏa thuận giữa hai bên chủ thế. Theo Điều 168 Luật thương mại, “Hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương”.
Trên đây là những giải đáp về đại lý thương mại theo quy định của pháp luật. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL
Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội
Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066
Chuyên viên: Thảo My