Cấu thành tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền dân sự và chính trị cơ bản của con người được ghi nhận trong pháp luật quốc tế về quyền con người cũng như trong pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Căn cứ pháp lý tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác

Điều 164 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

Dấu hiệu pháp lý Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người khác

Khách thể của tội phạm

Trong các quyền tự do, dân chủ thì quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền cơ bản được Hiến pháp ghi nhận.

Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.

Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.

Như vậy khách thể của tội phạm là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của con người và các quy phạm pháp luật quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của con người.

Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác ngăn cản hoặc ép buộc người khác thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

Hành vi dùng vũ lực trong tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác cũng tương tự với hành vi dùng vũ lực ở một số tội phạm khác mà người phạm tội có dùng vũ lực, nhưng ở tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác, hành vi dùng vũ lực là nhằm ngăn cản, ép buộc người khác thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

Đe doạ dùng vũ lực là hành vi của một người dùng lời nói hoặc hành động uy hiếp tinh thần của người khác, làm cho người bị đe dọa sợ hãi như: doạ giết, dọa đánh, dọa bắn… làm cho người bị hại sợ dẫn đến không thể thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào theo ý muốn của nạn nhân. Người phạm tội có thể đe dọa dùng vũ lực trực tiếp với nạn nhân như dọa giết nạn nhân,… nhưng cũng có thể đe dọa sẽ dùng vũ lực với người thân thích, người mà nạn nhân quan tâm như đe dọa sẽ giết con gái của nạn nhân nếu nạn nhân ko làm theo ý muốn của người phạm tội,…

Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội

Hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo.

Lễ hội tín ngưỡng là hoạt động tín ngưỡng tập thể được tổ chức theo lễ nghi truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng.

Cơ sở tín ngưỡng là nơi thực hiện hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng như đình, đền, miếu, nhà thờ dòng họ và những cơ sở tương tự khác.

Tổ chức tôn giáo là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo.

Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo.

Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm là trước đó đã có lần xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, đã bị xử lý bằng một trong những hình thức kỷ luật theo quy định của Nhà nước hoặc theo quy định trong Điều lệ của tổ chức tôn giáo và chưa hết thời hạn được xoá kỷ luật, nay lại có hành vi xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác. Nếu trước đó người phạm tội tuy có bị xử lý kỷ luật, nhưng về hành vi khác không phải là hành vi xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác thì cũng không cấu thành tội phạm này.

Nếu trước đó người phạm tội tuy có bị xử lý hành chính, nhưng về hành vi khác không phải là hành vi xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác thì cũng không cấu thành tội phạm này.

Chủ thể của tội phạm

Cũng như chủ thể của các tội phạm khác, chủ thể của tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác cũng phải đảm bảo các điều kiện cần và đủ như: độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự.

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ, có thể là cá nhân phạm tội nhưng cũng có thể là vụ án đồng phạm. Trong trường hợp là vụ án đồng phạm, các chủ thể có thể cùng là người thực hành, cùng trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội. Nhưng cũng có thể có sự phân chia nhiệm vụ đối với từng đồng phạm như người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Theo Điều 12 Bộ luật Hình sự, người từ đủ 16 tuổi trở lên là chủ thể của tội phạm này. Điều luật cũng quy định trách nhiệm hình sự đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Tuy nhiên cả 02 Khoản của Điều 163 quy định tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác đều thuộc nhóm tội phạm ít nghiêm trọng. Do đó, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

Mặt chủ quan của tội phạm

Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác được thực hiện do lỗi cố ý, có thể là lỗi cố ý gián tiếp hoặc cố ý trực tiếp. Tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xẩy ra hoặc nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xẩy ra.

Người phạm tội có nhiều động cơ khác nhau; động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này, nên việc xác định động cơ phạm tội của người phạm tội chỉ có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt.

Mục đích của người phạm tội là mong muốn quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác bị xâm phạm.

Bài viết trên đây đã nói ngắn gọn về tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác mà bạn quan tâm. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, Công ty Luật TNHH Winlegal cung cấp dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo triển khai nhanh, uy tín cho khách hàng. Mọi nhu cầu cần hỗ trợ tư vấn pháp lý xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066

Chuyên viên: Ms. Thương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *