Thỏa ước lao động tập thể có vai trò quan trọng trong quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động như là đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm giữa hai bên, góp phần điều hoà lợi ích, ngăn ngừa mâu thuẫn, xung đột trong quan hệ lao động…Nhận thấy được tầm quan trọng đó, trong phạm vi bài viết dưới đây công ty Luật Winlegal sẽ đi làm rõ điều kiện để thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực pháp luật.
Mục lục
1. Cơ sở pháp lý
- Luật lao động 2019
2. Thế nào là thỏa ước lao động tập thể?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 75 Bộ luật Lao động 2019, thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động (NSDLĐ) về các điều kiện lao động mà hai bên đạt được thông qua thương lương tập thể.
3. Điều kiện để thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực pháp luật
3.1 Nội dung của thỏa ước lao động tập thể
– Lựa chọn nội dung mà pháp luật đã quy định sẵn. Căn cứ theo quy định tại Điều 67 Bộ luật Lao động 2019 nội dung thương lượng tập thể như sau:
+ Tiền lương, trợ cấp, nâng lương, thưởng, bữa ăn và các chế độ khác;
+ Mức lao động và thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, làm thêm giờ, nghỉ giữa ca;
+ Bảo đảm việc làm đối với người lao động;
+ Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện nội quy lao động;
+ Điều kiện, phương tiện hoạt động của tổ chức đại diện người lao động; mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động;
+ Cơ chế, phương thức phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động;
+ Bảo đảm bình đẳng giới, bảo vệ thai sản, nghỉ hằng năm; phòng, chống bạo lực và quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
+ Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm
-Các nội dung khác không trái với quy định pháp luật, đạo đức xã hội
Ngoài ra pháp luật khuyến khích các nội dung có lợi hơn cho người lao động so với quy định pháp luật.
3.2 Chủ thể ký kết đúng thẩm quyền
Các chủ thể có thẩm quyền thương lượng tập thể là đại diện hợp pháp của các bên thương lượng tập thể để ký kết thỏa ước.
Trường hợp thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp được tiến hành thông qua hội đồng thương lượng tập thể thì được ký kết bởi chủ tịch hội đồng thương lượng tập thể và đại diện hợp pháp của các bên thương lượng.
3.3 Tuân thủ đúng thủ tục ký kết thỏa ước lao động tập thể
– Lập dự thảo thỏa ước lao động tập thể: Người sử dụng lao động soạn thảo, chuẩn bị bản dự thảo thỏa ước lao động tập thể để lấy ý kiến của người lao động.
– Tổ chức lấy ý kiến của người lao động:
Việc đầu tiên người sử dụng lao động phải làm đó là lấy ý kiến, đàm phán với toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp của mình; về các nội dung của thỏa ước lao động tập thể. Về thời gian, địa điểm và cách thức tiến hành việc lấy ý kiến biểu quyết đối với dự thảo của thỏa ước lao động tập thể; sẽ do tổ chức đại diện người lao động quyết định. Tuy nhiên, việc lấy ý kiến biểu quyết đối với dự thảo của thỏa ước lao động tập thể; phải đảm bảo không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp tham gia thương lượng.
Luật quy định người sử dụng lao động không được có các hành vi gây cản trở khó khăn hoặc can thiệp vào quá trình mà tổ chức đại diện người lao động lấy ý kiến biểu quyết về dự thảo thỏa ước.
– Ký kết thỏa ước lao động tập thể:
+Đối với thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp: dự thảo thỏa ước lao động được lấy ý kiến của toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp. Kết quả có trên 50% người lao động của doanh nghiệp biểu quyết tán thành.
-Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành: lấy ý kiến toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng. Kết quả: có trên 50% tổng số người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành.
+Đối với thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp: lấy ý kiến toàn bộ người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng/toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng. Kết quả: những doanh nghiệp có trên 50% số người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành sẽ tham gia ký kết thỏa ước lao động tập thể.
– Công bố thỏa ước lao động tập thể: Tại khoản 6 Điều 76 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định; Sau khi đã tiến hành ký kết thỏa ước lao động tập thể; thì người sử dụng lao động phải công bố cho người lao động của mình biết về nội dung của thỏa ước.
-Gửi thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan quản lý nhà nước: trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thỏa ước lao động tập thể được ký kết, người sử dụng lao động tham gia thỏa ước phải gửi 1 bản thỏa ước lao động tập thể đến sở lao động thương binh xã hội nơi đặt trụ sở chính.
Trên đây là các điều kiện có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật hiện hành. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:
CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL
Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội
Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066
Chuyên viên: Thảo My