Những điều cần biết về thỏa ước lao động tập thể

Thỏa ước lao động tập thể có vai trò quan trọng trong quan hệ lao động. Nó xác định các quyền và nghĩa vụ của các bên, là cơ sở pháp lý bảo vệ lợi ích hợp pháp của các bên khi có tranh chấp…Do đó các bên trong quan hệ lao động cần lắm rõ quy định của pháp luật về thỏa ước lao động tập thể. Trong phạm vi bài viết này, Công ty luật Winlegal sẽ làm rõ những vấn đề cần lưu ý về thỏa ước lao động tập thể.

1. Cơ sở pháp lý

2. Thỏa ước lao động tập thể là gì?

Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản.

Nội dung thỏa ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật; khuyến khích có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.

3. Phân loại thỏa ước lao động tập thể

Thỏa ước lao động tập thể bao gồm;

– Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp;

– Thỏa ước lao động tập thể ngành;

– Thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp;

– Các thỏa ước lao động tập thể khác.

4. Thẩm quyền ký kết thỏa ước lao động tập thể

– Thỏa ước lao động tập thể được ký kết bởi đại diện hợp pháp của các bên thương lượng.

Trường hợp thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp được tiến hành thông qua Hội đồng thương lượng tập thể thì được ký kết bởi Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể và đại diện hợp pháp của các bên thương lượng.

– Thỏa ước lao động tập thể phải được gửi cho mỗi bên ký kết và cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 77 của Bộ luật này.

Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp thì từng người sử dụng lao động và từng tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thỏa ước phải được nhận 01 bản.

– Sau khi thỏa ước lao động tập thể được ký kết, người sử dụng lao động phải công bố cho người lao động của mình biết.

5. Hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể

– Ngày có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể do các bên thỏa thuận và được ghi trong thỏa ước. Trường hợp các bên không thỏa thuận ngày có hiệu lực thì thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực kể từ ngày ký kết.

Thỏa ước lao động tập thể sau khi có hiệu lực phải được các bên tôn trọng thực hiện.

– Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp có hiệu lực áp dụng đối với người sử dụng lao động và toàn bộ người lao động của doanh nghiệp. Thỏa ước lao động tập thể ngành và thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp có hiệu lực áp dụng đối với toàn bộ người sử dụng lao động và người lao động của các doanh nghiệp tham gia thỏa ước lao động tập thể.

Như vậy, hiệu lực của thỏa ước là do các bên thỏa thuận nếu không thỏa thuận thì thỏa ước sẽ có hiệu lực từ ngày ký. Thỏa ước có hiệu lực đối với người sử dụng lao động và toàn bộ người lao động của doanh nghiệp.

6. Thời hạn của thỏa ước lao động tập thể

– Thỏa ước lao động tập thể có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm.

– Thời hạn cụ thể do các bên thỏa thuận và ghi trong thỏa ước lao động tập thể. Các bên có quyền thỏa thuận thời hạn khác nhau đối với các nội dung của thỏa ước lao động tập thể.

– Khi thỏa ước lao động tập thể hết hiệu lực thì: 

+ Trong thời hạn 90 ngày trước ngày thỏa ước lao động tập thể hết hạn, các bên có thể thương lượng để kéo dài thời hạn của thỏa ước lao động tập thể hoặc ký kết thỏa ước lao động tập thể mới. Trường hợp các bên thỏa thuận kéo dài thời hạn của thỏa ước lao động tập thể thì phải lấy ý kiến theo quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.

+ Khi thỏa ước lao động tập thể hết hạn mà các bên vẫn tiếp tục thương lượng thì thỏa ước lao động tập thể cũ vẫn được tiếp tục thực hiện trong thời hạn không quá 90 ngày kể từ ngày thỏa ước lao động tập thể hết hạn, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác

Có thể thầy, thời hạn của thỏa ước lao động tập thể là 1 đến 3 năm. Thời hạn cụ thể sẽ là do các bên thỏa thuận. Khi thỏa ước lao động tập thể hết hạn các bên có thể thỏa thuận kéo dài hoặc ký một thỏa ước mới.

7. Thỏa ước lao động vô hiệu

Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu từng phần khi một hoặc một số nội dung trong thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật

Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Toàn bộ nội dung thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật;

– Người ký kết không đúng thẩm quyền;

– Không tuân thủ đúng quy trình thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.

Như vậy, khi thỏa ước lao động bị vô hiệu thì những phần bị vô hiệu sẽ không có hiệu lực pháp luật và không có giá trị pháp lý. Khi xảy ra tranh chấp thì những phần bị vô hiệu sẽ không thể là căn cứ để bảo vệ quyền và lợi ích của các bên.

Trên đây là những giải đáp về những điều cần biết về thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Thảo My

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *