Thế nào là trục xuất

Hiện nay, Nhà nước ta đang chủ trương mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế, số lượng người nước ngoài vào Việt Nam làm ăn, du lịch, công tác, học tập ngày càng nhiều và trong đó có một số người đã phạm tội ở Việt Nam. Việc bổ sung hình phạt này với tính chất vừa là hình phạt chính, vừa là hình phạt bổ sung sẽ tạo điều kiện thuận lợi đế xử lý người nước ngoài phạm tội một cách hợp lý hơn.

1. Trục xuất là gì?

Căn cứ tại Điều 37 Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định về trục xuất, như sau:

Trục xuất là buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trục xuất được Tòa án áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể.”

2. Các trường hợp bị trục xuất khỏi Việt Nam

Trục xuất là hình phạt mang tính cưỡng chế thi hành đối với những người nước ngoài bị áp dụng hình phạt. Người nước ngoài khi có hành vi vi phạm hành chính hoặc phạm tội hình sự thì có thể bị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam theo quy định.

Người nước ngoài bị trục xuất khỏi Việt Nam trong những trường hợp như sau:

– Bị toà án có thẩm quyền của Việt Nam xử phạt trục xuất;

– Bị Bộ trưởng Bộ Công an ra quyết định trục xuất, việc trục xuất người nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự được giải quyết bằng đường ngoại giao.

Bộ trưởng Bộ Công an có thẩm quyền ra quyết định trục xuất người nước ngoài trong các trường hợp:

+ Vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam, bị xử phạt hành chính;

+ Vì lí do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

3. Theo quy định này thì hình phạt trục xuất có hai đặc điểm

– Thứ nhất, trục xuất chỉ áp dụng đối với người nước ngoài phạm tội theo pháp luật hình sự Việt Nam.

Đối tượng áp dụng hình phạt trục xuất là áp dụng đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam. Người nước ngoài là người không mang quốc tịch Việt Nam, người mang quốc tịch nước ngoài hoặc người mang quốc tịch nhưng không thường trú tại Việt Nam. Người không quốc tịch nhưng thường trú tại Việt Nam thì không áp dụng hình phạt này.

– Thứ hai, trục xuất có thể áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung.

Trục xuất là buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong lịch sử lập pháp hình sự của nước ta, lần đầu tiên hình phạt trục xuất được quy định trong BLHS 1999 và tiếp được quy định trong BLHS 2015 đây là một loại hình phạt vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung vào hệ thống hình phạt chính, vừa là hình phạt bổ sung sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Tòa án xử lý người ngước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Việt Nam.

Trong hệ thống hình phạt, trục xuất là hình phạt nặng hơn cảnh cáo, phạt tiền nhưng nhẹ hơn tù có thời hạn. Bởi vì, người bị kết án không được cư trú trên lãnh thổ Việt Nam, tuy thế họ không bị cách ly khỏi xã hội để giáo dục, cải tạo.

Khi quyết định hình phạt đối với người nước ngoài, Tòa án căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và nhân thân của họ để quyết định trục xuất là hình phạt chính hoặc bổ sung.

Có thể thấy rằng, trong thời đại thế giới phẳng hiện nay và sự biến tướng và phát triển mạnh của những đối tượng tội phạm xuyên quốc gia và những hành vi vi phạm của người nước ngoài thì việc pháp luật Việt Nam có những quy định về các chế tài xử phạt vừa nghiêm khắc, vừa đảm bảo được luật pháp quốc tế đã góp phần to lớn vào công cuộc đấu tranh, ngăn chặn, phòng ngừa và chấn áp những hành vi vi phạm pháp luật.

Bài viết trên đây đã phân tích ngắn gọn thế nào là trục xuất mà bạn quan tâm. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên nhiều năm kinh nghiệm, Công ty Luật TNHH Winlegal cung cấp dịch vụ pháp lý theo quy định của pháp luật, đảm bảo triển khai nhanh, uy tín cho khách hàng. Mọi nhu cầu cần hỗ trợ tư vấn pháp lý xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/0976.718.066

Chuyên viên: Ms. Thương

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *