Giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài lao động

Có nhiều phương thức giải quyết tranh chấp lao động, một trong số đó là phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Đây là một phương thức giải quyết rất có hiệu quả mà các nhà làm luật khuyên dùng.

Trong phạm vi bài viết này, công ty luật Winlegal sẽ làm rõ giải quyết tranh chấp lao động bằng phương thức trọng tài lao động.

1.Cơ sở pháp lý

– Bộ luật lao động 2019

 2.Thế nào là tranh chấp lao động?

Theo khoản 1 Điều 179 Bộ luật Lao động 2019 thì tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động;

Tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

3.Giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài

Giải quyết tranh chấp lao động bằng trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp lao động mà theo đó Hội đồng trọng tài lao động có thẩm quyền đứng ra giải quyết các tranh chấp lao động trên cơ sở những quy tắc nhất định theo sự thỏa thuận hợp pháp của các bên tranh chấp hoặc theo quy định của pháp luật bằng phán quyết trọng tài có giá trị ràng buộc đối với các bên tranh chấp.

Theo quy định tại điều 185 bộ luật lao động thì Hội đồng trọng tài lao động do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập. Chủ tịch, thư ký và các trọng tài viên lao động của Hội đồng trọng tài lao động do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm. Nhiệm kỳ của Hội đồng trọng tài lao động là 05 năm. Số lượng trọng tài viên lao động do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, ít nhất là 15 người, bao gồm số lượng ngang nhau do các bên đề cử, cụ thể như sau:

– Tối thiểu 05 thành viên do cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề cử, trong đó có Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo và thư ký Hội đồng là công chức của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

– Tối thiểu 05 thành viên do công đoàn cấp tỉnh đề cử;

– Tối thiểu 05 thành viên do các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh thống nhất đề cử.

Quy trình giải quyết tranh chấp lao động bằng phương thức trọng tài

Bước 1: Thụ lý vụ việc tranh chấp

Trọng tài lao động không phải là thủ tục mang tính bắt buộc mà dựa trên cơ sở thỏa thuận tự nguyện của các bên tranh chấp. Trên cơ sở đồng thuận, các bên tranh chấp gửi yêu cầu giải quyết tranh chấp đến Hội đồng trọng tài. Thư ký Hội đồng trọng tài là người tiếp nhận đơn và tiến hành các thủ tục cần thiết cho việc thụ lý đơn yêu cầu.

4.Quy trình giải quyết tranh chấp lao động bằng phương thức trọng tài

Bước 1: Thụ lý vụ việc tranh chấp

Các thủ tục cần thiết cho việc thụ lý đơn yêu cầu phải tiến hành bao gồm:

+ Xác định tranh chấp được yêu cầu giải quyết có thuộc thẩm quyền giải quyết của Hội đồng trọng tài lao động hay không?

+ Xác định có phải các bên đều đồng thuận yêu cầu Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp hay không hay chỉ là yêu cầu của một bên tranh chấp?

+ Nội dung đơn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu luật định hay chưa?

+ Đề nghị các bên tranh chấp cung cấp các chứng cứ, tài liệu xác thực liên quan tới vụ tranh chấp;

+ Trình Chủ tịch Hội đồng trọng tài duyệt thụ lý;

+ Vào sổ thụ lý sau khi Chủ tịch Hội đồng trọng tài đã duyệt thụ lý.

Bước 2: Chuẩn bị giải quyết tranh chấp lao động

Để trọng tài lao động đạt kết quả cao, công tác chuẩn bị giải quyết tranh chấp cần được thực hiện kỹ lưỡng, cẩn thận. Chuẩn bị giải quyết tranh chấp lao động là quá trình Hội đồng trọng tài lao động tiến hành những công việc cần thiết để tiến tới ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp đối với vụ tranh chấp mà Hội đồng trọng tài đã thụ lý.Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp, Hội đồng trọng tài ra quyết định thành lập Ban trọng tài lao động để giải quyết vụ tranh chấp.

Đối với Ban trọng tài, ngay sau khi nhận được Quyết định thành lập Ban trọng tài, cần nhanh chóng nghiên cứu hồ sơ, tìm hiểu vụ việc, yêu cầu thu thập thêm tài liệu, chứng cứ và tiếp xúc với các bên tranh chấp (nếu thấy cần thiết), dự kiến ban đầu phương án giải quyết tranh chấp. Ngoài ra, các công việc khác như chuẩn bị địa điểm tiến hành phiên họp Ban trọng tài cũng phải được thực hiện chu đáo để đảm bảo phiên họp được diễn ra theo đúng thời gian và đạt hiệu quả.

Bước 3: Tổ chức phiên họp Ban trọng tài giải quyết vụ tranh chấp

Phiên họp Ban trọng tài giải quyết vụ tranh chấp thường được tiến hành theo trình tự, thủ tục với các hoạt động cụ thể sau:

+ Khai mạc phiên họp

Trưởng Ban trọng tài giữ vai trò chủ trì phiên họp tuyên bố lý do, giới thiệu các thành viên Ban trọng tài tham gia giải quyết vụ tranh chấp, giới thiệu những người tham gia phiên họp, nói rõ vị trí, vai trò của Ban trọng tài, các bên tranh chấp, người làm chứng… và hướng dẫn những phần việc cụ thể phải tiến hành.

Nếu Ban trọng tài lao động chỉ gồm 01 trọng tài viên lao động thì trọng tài viên sẽ đảm nhận vai trò và tiến hành các hoạt động này.

+ Tiến hành phiên họp

Phiên họp xử trọng tài có thể diễn ra theo tuần tự sau:

Trước hết, tuần tự các bên tranh chấp trình bày và gọi nhân chứng của mình (nếu có) để thẩm tra chung và thẩm tra chéo. Trong giai đoạn này, Ban trọng tài có thể đặt những câu hỏi cho các bên tranh chấp và nhân chứng nếu thấy cần thiết.

Các bên tranh chấp cũng có quyền đệ trình thêm chứng cứ, phản hồi lại những gì bên kia đưa ra.Tiếp theo, Trưởng Ban trọng tài cho dừng phiên họp để Ban trọng tài thảo luận và thông qua quyết định giải quyết tranh chấp. Các thành viên Ban trọng tài đều có quyền thảo luận và biểu quyết thông qua quyết định này bằng hình thức bỏ phiếu kín. Quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài phải được đa số thành viên Ban trọng tài đồng ý.

Bước 4: Ban hành Quyết định về việc giải quyết vụ tranh chấp

Ban trọng tài lao động cần phải tổ chức phiên họp và kết thúc việc giải quyết tranh chấp trong thời gian luật định. Cụ thể, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được thành lập, Ban trọng tài lao động phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp.

Trên đây là những giải đáp về giải quyết tranh chấp lao động bằng phương thức trọng tài lao động theo quy định của pháp luật. Quý khách có nhu cầu muốn tìm hiểu thông tin xin liên hệ:

CÔNG TY LUẬT TNHH WINLEGAL

Trụ sở chính (văn phòng giao dịch): Lô 09 khu N1 ngõ 1, đường Nguyễn Hoàng Tôn, P. Xuân La, Q. Tây Hồ, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0246.29.33.222/ 0976.718.066

Chuyên viên: Thảo My

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *